Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Viêm cân gan chân – Nguyên nhân gây đau Gót hồng!

Viêm cân gan chân – Nguyên nhân gây đau Gót hồng!

Nội dung trong bài:Viêm cân gan chân – Nguyên nhân gây đau Gót hồng!Nguyên nhân:Ai có thể mắc viêm cân gan chân:Biến chứng :  Phương pháp điều trị : Viêm cân gan chân – Nguyên nhân gây đau Gót hồng! Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến ...

Viêm cân gan chân – Nguyên nhân gây đau Gót hồng!

Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân. Nó liên quan đến tình trạng viêm của một dải mô dày chạy ngang dưới lòng bàn chân và kết nối xương gót chân với các ngón chân của bạn.

Viêm cân gan chân thường gây ra những cơn đau như dao đâm, thường xảy ra khi bạn đi những bước đầu tiên vào buổi sáng. Khi bạn đứng dậy và di chuyển, cơn đau sẽ giảm, nhưng nó có thể trở lại sau một thời gian dài đứng hoặc khi bạn đứng lên sau khi ngồi. Cơn đau thường tồi tệ hơn sau khi tập thể dục.

Nguyên nhân:

Cân gan bàn chân là một dải mô bền giống như dây cao su nằm bên dưới xương chân. Nó được gắn ở phần cuối xương gót chân và gần ngón chân. Trong điều kiện bình thường, cân gan chân kéo căng như một dây cung dưới lòng gan chân, đóng vai trò như một cái “nhíp” – thuộc hệ thống giảm sốc của xe, giúp cho cơ thể không bị sang chấn khi đi bộ hoặc chạy nhảy. Tuy nhiên khi cân gan chân phải chịu một lực kéo căng liên tục kéo dài, thì các vết rách nhỏ sẽ xuất hiện trên cân gan chân. Việc này lặp đi lặp lại nhiều sẽ làm cho gân gan chân bị tổn thương và dẫn đến bị viêm. 

Ai có thể mắc viêm cân gan chân:

+ Độ tuổi: thường gặp nhất ở tuổi 40 đến 60

+ Các hoạt động thể dục- thể thao như nhảy aerobic, khiêu vũ, chạy bộ hay đi bộ nhiều…

+ Cấu trúc bàn chân: như bàn chân bẹt hoặc bàn chân có vòm gan chân quá lớn cũng là yếu tố gây ảnh hưởng phát sinh viêm cân gan chân.

+ Béo phì: Cân nặng quá mức là nguyên nhân khởi phát khi gia tăng sức chịu lực ép lên gân khi đứng lâu, đi lại hoặc chạy nhảy…

+ Nghề nghiệp: Những công việc phải đứng lâu một chỗ như giáo viên, công nhân, phẫu thuật viên… cũng là những yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến bệnh viêm cân gan chân.

Biến chứng :  

Bệnh viêm cân gan chân cần được điều trị sớm tránh để kéo dài, sự thay đổi tư thế đi lại lâu ngày dẫn đến vấn đề đau khớp bàn cổ chân, gối, háng và cột sống.

Phương pháp điều trị :

+ Vật lý trị liệu là phương pháp bảo tồn được ưu tiên hàng đầu. Việc kết hợp sóng sung kích (shockwave) và Laser cường độ cao trong điều trị viêm cân gan chân được đánh giá là phương pháp tốt nhất hiện nay.

 + Thuốc uống: ít tác dụng

+ Tiêm thuốc : có thể làm yếu đi vùng gân, cơ hoạt động tại vị trí tiêm hoặc thậm chí gây đứt gân gan chân.

+ Phương pháp phẫu thuât: Sau các cách điều trị trên mà bệnh nhân vẫn chưa hết đau thì sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Các phẫu thuật viên tách hẳn cân gan chân ra khỏi vùng xương gót chân giúp giảm đau, tuy nhiên có thể làm yếu cân gan chân.

PK chuyên khoa cột sống, xương khớp Việt Mỹ là một trong những phòng khám đầu tiền ở Hà Nội ứng dụng công nghệ mới: sóng sung kích (shockwave) và Laser cường độ cao trong điều trị bệnh Viêm cân gan chân, đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi đau đớn, sớm quay trở lại với công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.

Hệ thống  Phòng khám chuyên khoa Cột sống – Xương khớp Việt Mỹ

– CS1: Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

 Hotline:  097 184 8800

– CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

 Hotline:  097 169 8800

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...