Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Thoát vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?…là những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

“Đĩa đệm” là phần nằm giữa các thân đốt sống, có tác dụng giúp cho cột sống chuyển động được một cách linh động, vững vàng. Một đĩa đệm có cấu tạo gồm nhân nhầy nằm giữa và được bao bọc bởi vòng xơ bên ngoài.

 

Hình ảnh cấu tạo của một đĩa đệm khỏe mạnh

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Hiện tượng “thoát vị đĩa đệm” (tiếng anh là Herniated Disc) xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương hay thoái hóa, vòng xơ bên ngoài bị mòn, khô gãy hoặc rách, từ đó khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Những nhân nhầy này chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra đau, tê, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân.

Các giai đoạn của bệnh Thoát vị đĩa đệm

Các mức tổn thương khác nhau tiến triển qua từng giai đoạn như sau: ( Xem ảnh)

  1. Giai đoạn 1: Thoái hóa đĩa đệm: Vòng xơ vẫn nguyên vẹn, tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Ở giai đoạn này thường khó phát hiện do những cơn đau không liên tục và chưa thực sự rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.
  2. Giai đoạn 2: Phình đĩa đệm: Vòng xơ đã bị suy yếu nhiều nhưng nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ. Tuy nhiên đĩa đệm đã bị phình to, biến dạng do nhân nhầy chuẩn bị thoát hẳn ra ngoài. Giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cá biệt ở một số bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau dữ dội và thường xuyên hơn.
  3. Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm: Lúc này, vòng xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra ngoài, chúng chèn ép vào các rễ thần kinh, làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội với mức độ ngày càng tăng, tê bì, đau nhói, chuột rút, làm giảm khả năng vận động.
  4. Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Khi khối thoát vị lớn, tình trạng lâu ngày khiến cho nhân nhầy thoát hẳn ra ngoài và có hiện tượng tách ra khỏi phần đĩa đệm. Giai đoạn này bệnh nhân gặp phải rất nhiều sự đau đớn, có bệnh nhân bị biến chứng gây teo chân, mất kiểm soát chức năng đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động.
    Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng thường hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ vì đây là những vị trí chịu nhiều trọng lực cơ thể và phải hoạt động nhiều nhất.

 

4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

2. Nguyên nhân Thoát vị đĩa đệm

Theo kinh nghiệm nhiều năm thăm khám cho hàng ngàn bệnh nhân Thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ tại Phòng Khám Việt Mỹ đưa ra một số nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm do tuổi tác: Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Đĩa đệm ở một thanh niên khỏe mạnh sẽ có 90% là chất lỏng. Cùng với tuổi tác hàm lượng chất lỏng giảm, đĩa đệm mỏng đi, khoảng cách giữa các đốt sống trở nên nhỏ hơn dẫn đến sự đàn hồi kém. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, trượt, thậm chí chỉ với một vài cử động nhẹ.
  • Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm do bị tai nạn hoặc các chấn thương cột sống
  • Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương: ngồi cúi gập cổ, ngủ gối quá cao, cúi người nâng vật nặng một cách đột ngột…
  • Do đặc thù nghề nghiệp: Theo các bác sĩ, những người làm công việc lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế ví dụ như lái xe, công nhân khuân vác, nha sĩ, thợ làm tóc, nhân viên văn phòng… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Một số nguyên nhân khác: di truyền, chế độ ăn uống, mang thai, béo phì…

3. Triệu chứng Thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng điển hình giúp dễ nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Đau dọc vùng gáy, sau lưng và lan sang các vùng khác.
  • Đau lan rộng từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay, bàn tay.
  • Nếu thoát vị đĩa đệm tại đốt sống thắt lưng thì cơn đau lan ra ở mông và đùi. Cảm giác ngứa ran, tê ở chân và bàn chân.
  • Cơn đau liên tục hoặc ngắt quãng, cơn đau tăng lên khi nghiêng, cúi, ngửa cổ hay khi hắt hơi, ho.
  • Lực ở cơ tay giảm.

Triệu chứng Thoát vị đĩa đệm thường khá dễ nhận biết 

4. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm sẽ thực sự nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu như không được điều trị sớm:

  • Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt, khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay
  • Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động, sinh hoạt bị ảnh hưởng
  • Thoát vị đĩa đệm lâu dài sẽ dẫn đến những biến chứng như: rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, rối loạn cảm giác, gây liệt, tàn phế hay gây ra hội chứng đau khập khễnh cách hồi.

Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng như trên, bệnh nhân cần tới ngay các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp uy tín để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

5. Chẩn đoán cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể được chẩn đoán bằng các cách sau:

  •  Chụp X quang quy ước

Thông qua một số hình ảnh của chụp Xquang quy ước phát hiện như: Lệch vẹo cột sống, Mất ưỡn cột sống, Hẹp khoang gian đốt sống, khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống…

  •  Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ cho phép xác định được vị trí, hình thái thoát vị, số tần thoát vị. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.

  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Trường hợp người bệnh nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng từ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang. Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.

Hình ảnh Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trên phim chụp cộng hưởng từ

Hình ảnh Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng trên phim chụp cộng hưởng từ

6. Các phương pháp chữa Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?…là những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Có một số phương pháp điều trị Thoát vị đĩa đệm mà tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ của bệnh mà theo đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

  • Uống thuốc

Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong giai đoạn cấp. Không nên dùng kéo dài vì gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn chức năng gan, thận, viêm loét dạ dày, suy thượng thận, loãng xương do sử dụng Corticoid.
Ngoài ra bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể uống bổ sung glucosamine, chondroitin. Các chất này giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp hay omega 3 giúp chống viêm, giảm đau do ma sát và va chạm cột sống, có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ.

  • Massage, Đông y, châm cứu

Đây là những phương pháp điều trị chỉ có tác dụng giãn cơ, giảm đau tạm thời.

  • Vật lý trị liệu

Liệu pháp vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau. Các bài tập giúp cho cơ lưng khỏe hơn, các khớp linh hoạt hơn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hồi phục sau này.

  • Tiêm steroid ngoài màng cứng vùng thắt lưng

Steroid tiêm trực tiếp vào không gian ngoài màng cứng cột sống có thể giúp giảm viêm và giảm độ nhạy cảm của các sợi thần kinh với cơn đau, tạo ra ít tín hiệu đau hơn.

  • Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Đau nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng nhiệt và chườm lạnh tại nhà. Nên duy trì hoạt động và tiếp tục các hoạt động hàng ngày nếu còn chịu được. Mặc dù nghỉ ngơi tại giường có thể giúp giảm triệu chứng tạm thời, nhưng nó thường không hỗ trợ phục hồi nhanh hơn hoặc lâu dài cho người bệnh.

  • Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng được xem xét đến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi chỉ có 5% trong số các trường hợp mắc bệnh là phải phẫu thuật. Những trường hợp đó là:

    • Người bị teo cơ, không thể đi lại vận động.
    • Người đã bị biến chứng đến rối loạn đại tiểu tiện.
    • Có khối u chèn ép vào rễ thần kinh hay tủy sống.
    • Đã điều trị nội khoa trên 6 tháng nhưng kết quả không cải thiện.

Phẫu thuật tuy có tỷ lệ thành công khá cao nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và để lại di chứng. Đáng nói là nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng không hề thấp. Đây cũng là câu trả lời cho những thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” mà hiện được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

7. Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?

Hệ thống phòng khám cột sống - xương khớp & PHCN Việt Mỹ là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng Hệ thống giải áp cột sống 3D D.O.C của Hoa Kỳ vào việc chữa trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa…

Công nghệ Giải áp cột sống Hoa Kỳ là một trong những công nghệ hàng đầu của thế giới trong điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật và các bệnh lý cột sống, đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Châu Âu và một số quốc gia tại Châu Á với nhiều ưu điểm vượt trội, như:

  • Tỷ lệ thành công rất cao, trên 95%. Kết quả nhận lại sau điều trị là cơn đau giảm đi nhanh chóng, đĩa đệm được phục hồi, cải thiện chức năng sinh lý và chức năng vận động.
  • Đặc biệt an toàn, không gây biến chứng
  • Giúp điều chỉnh sai lệch cột sống
  • Tái tạo, phục hồi đĩa đệm bị tổn thương.
  • Thu nhỏ đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh
  • Điều trị chính xác đĩa đệm bị thoát vị

 ( VTV1 giới thiệu Phương pháp GIẢI ÁP CỘT SỐNG trong điều trị thoát vị đĩa đệm tại Việt Mỹ )

Bên cạnh đó, tại Việt Mỹ, chúng tôi đã áp dụng những phương pháp TỐI ƯU NHẤT trong điều trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn hiện nay như laser cường độ cao, shockwave (sóng xung kích)…đem lại tỷ lệ thành công lên đến 95%. KHÔNG THUỐC – KHÔNG TIÊM – KHÔNG PHẪU THUẬT nên đặc biệt an toàn cho người cao tuổi hoặc người mắc bệnh lý nền như tiểu đường, loãng xương, tim mạch…..

( Bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm lưng bằng GIẢI ÁP CỘT SỐNG 3D DOC tư thế nằm úp)
Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến là thời gian bị bệnh, mức độ phù hợp của phương pháp điều trị và đặc biệt là sự kiên trì của người bệnh. Bởi việc chữa trị căn bệnh này là cả một hành trình. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng lộ trình điều trị của bác sĩ và tránh tối đa việc tiếp tục sinh hoạt, lao động sai tư thế.

Hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ theo số hotline 097 184 8800 để được thăm khám và điều trị buổi đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ!

Hệ thống phòng khám Cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ

Hotline: (024) 6027 9800 – 097 184 8800
Website: https://xuongkhopvietmy.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/HTPKCSVietMy
Địa chỉ: CS1: Tầng 5 – Tòa nhà Hòa Phát, Số 257 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

CS2: Tầng 1, tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội

CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm (tiếng anh là Herniated Disc) xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương hay thoái hóa, vòng xơ bên ngoài bị mòn, khô gãy hoặc rách, từ đó khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Những nhân nhầy này chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra đau, tê, ngứa ran hoặc gây yếu ở tay hoặc chân.
ĐAI CHỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM (ĐAI LƯNG) CÓ CHỮA KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG?

ĐAI CHỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM (ĐAI LƯNG) CÓ CHỮA KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG?

Chú Nguyễn Văn Trường ( 68 tuổi) ở Thanh Xuân, Hà Nội có câu hỏi: Chào bác sỹ! Tôi đang bị thoát vị đĩa đệm L4L5 và L5S1. Hiện nay, trên thị trường có quảng cáo nhiều loại ĐAI CHỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM với lời giới thiệu có thể điều trị được bệnh. Vậy, đeo những loại đai này có thể  điều trị được bệnh thoát vị đĩa đệm không? Tôi đang bị cao huyết áp và tiểu đường nên khi mổ sẽ có nhiều biến chứng. Vậy Bác sỹ có thể giới thiệu giúp tôi phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà an toàn cho những người cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền như tôi không ạ?
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?…là những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
TOP 5 NHÓM THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

TOP 5 NHÓM THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Bên cạnh việc theo phác đồ điều trị của bác sỹ thì việc ăn uống cũng vô cùng quan trọng với người bệnh, các thực phẩm này giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục, duy trì và tăng cường sức khỏe, cùng với đó có khả năng hỗ trợ phục hồi tổn thương, điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là nhóm các thực phẩm mà người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.