Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Đau vai gáy

Cột sống cổ là một mạng lưới phối hợp của các dây thần kinh, xương, khớp và cơ bắp. Nhiệm vụ quan trọng của cổ là nâng giữ và giúp cho đầu di động, nên việc cổ bị đau, mỏi là thường xuyên gặp phải.

Có một số vấn đề gây đau, mỏi cổ. Kích thích dọc theo các đường thần kinh ở cổ có thể gây đau ở vai, đầu, cánh tay và, hoặc bàn tay. Ngoài ra, kích thích tủy sống có thể gây đau ở chân và các khu vực khác dưới cổ.

Đau cổ thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng cơn đau kéo dài hàng tháng có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân y tế tiềm ẩn cần được giải quyết. Trong một số trường hợp, can thiệp sớm là cần thiết để có kết quả tốt nhất.

Đau cổ ban đầu cỏ thể  nhẹ và dễ bị bỏ qua cho đến khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như khả năng ăn mặc, tập trung hoặc ngủ. Đôi khi đau cổ có thể dẫn đến cứng cổ và giảm biên độ vận động.

Thời gian đau cổ thường được phân loại như sau:

Cấp tính: Đau kéo dài dưới 4 tuần.

Bán cấp:  Đau kéo dài 4 đến 12 tuần.

Mạn tính: Đau kéo dài 3 tháng trở lên.

Đau cổ, vai gáy

1. Các dấu hiệu và triệu chứng đau cổ thường gặp

Đau cổ thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng và dấu hiệu sau:

Cổ cứng. Đau nhức và khó khăn khi di chuyển cổ, đặc biệt là khi cố gắng xoay đầu từ bên này sang bên kia.

Đau nhói. Cơn đau này có thể khu trú tại một điểm và có thể cảm thấy như bị đâm hoặc châm chích. Loại đau này thường xảy ra ở cổ dưới.

Đau mỏi. Sự khó chịu này thường được cảm nhận ở một khu vực rộng hơn hoặc ở vùng cổ. Cảm giác ê ẩm, không rõ ràng.

Đau xuyên tâm. Cơn đau này có thể lan dọc theo một dây thần kinh từ cổ đến vai và cánh tay. Cường độ có thể khác nhau và cơn đau thần kinh này có thể cảm thấy như bị bỏng hoặc đau.

Bệnh lý rễ thần kinh . Suy giảm chức năng thần kinh, chẳng hạn như các vấn đề về phản xạ, cảm giác hoặc sức mạnh có thể gặp phải ở cánh tay do chèn ép rễ thần kinh. Bệnh lý rễ thần kinh cũng có thể đi kèm với đau xuyên tâm.

Giảm khả năng cầm nắm, nâng vật. Vấn đề này có thể xảy ra nếu tê hoặc yếu đi vào cánh tay hoặc ngón tay.

Đau đầu. Đôi khi một sự kích thích ở cổ có thể ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh kết nối với đầu. Một số ví dụ bao gồm đau đầu, cứng gáy và đau dây thần kinh chẩm.

Nếu triệu chứng đau tăng lên, nó có thể gây nên khó ngủ. Đau cổ cũng có thể can thiệp vào các hoạt động hàng ngày khác, chẳng hạn như mặc quần áo, làm việc, hoặc bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc quay đầu, chẳng hạn như lái xe.

Hình ảnh chụp MRI cột sống cổ

2. Nguyên nhân đau, mỏi cổ

2.1 Nguyên nhân đau cổ cấp tính

Các nguyên nhân phổ biến nhất của đau cổ cấp tính là do tổn thương cân cơ và dây chằng, các tổn thương  này thường hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Các trường hợp này thường là do làm việc quá mức hoặc quá biên độ, hay gặp như sau:

Tư thế xấu. Thời gian dài dành cho việc trượt hoặc gù trên màn hình máy tính có thể dẫn đến tư thế đầu về phía trước, gây thêm căng thẳng trên cổ. Liên tục nhìn thẳng xuống điện thoại hoặc máy tính bảng cũng có thể gây đau, được gọi là hội chứng “Text neck”.

Ngủ trong tư  thế  xấu. Nếu đầu bị giữ ở một góc xấu hoặc xoắn vặn trong đêm, có thể xuất hiện cổ cứng vào buổi sáng hôm sau.

Chuyển động lặp lại. Quay đầu một cách lặp đi lặp lại, chẳng hạn như trong khi nhảy hoặc bơi, có thể dẫn đến việc sử dụng quá mức các cơ, gân và dây chằng cổ.

Chấn thương. Ví dụ như ngã hay va chạm thể thao hoặc từ tai nạn ô tô.

Đôi khi sự căng cơ hoặc co thắt cơ không chỉ là một chấn thương mô mềm. Trong một số trường hợp, một vấn đề ở cột sống cổ có thể làm cho cơ cổ bị co thắt.

2.2 Nguyên nhân đau cổ mạn tính

Khi đau cổ kéo dài hoặc liên tục quay trở lại trong một vài tháng, thường là do thoái hóa cột sống cổ, cụ thể gặp trong các bệnh sau:

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ. Tất cả các đĩa đệm dần dần mất hydrat hóa và khả năng đệm các đốt sống cột sống theo thời gian. Nếu một đĩa đệm thoái hóa, đối với một số người, nó có thể dẫn đến đau theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép hoặc thay đổi diện mặt khớp có thể gây viêm xương khớp. 

Thoái hóa cột sống cổ. Khi sụn trong diện khớp giữa các đốt sống bị thoái hóa, sụn mỏng dần  và thậm chí có thể biến mất hoàn toàn, gây ra ma sát giữa các xương đốt sống cổ. Ma sát này có thể dẫn đến sự phát triển của các gai xương, Nếu những gai xương này nằm trên bất kỳ đường đi của rễ thần kinh cổ nào thì sẽ gây ra các triệu chứng như đau, yếu hoặc ngứa ran và lan dọc theo đường đi của dây thần kinh đến cánh tay và bàn tay. Thoái hóa cột sống cổ cũng  có thể gây đau ở cổ và lưng trên cũng như vai và giữa xương bả vai. Nó cũng có thể gây đau đầu, một dạng đau lan tỏa, đặc biệt là ở phía sau đầu.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi một lớp bảo vệ (bao xơ) bên ngoài đĩa đệm bị rách một phần hoặc hoàn toàn, nhân  đĩa  đệm có thể bị rò rỉ ra bên ngoài gây viêm và đau.

Khi thoái hóa cột sống tiến triển, có nguy cơ hẹp hẹp lỗ liên hợp (nơi thần kinh đi ra từ tủy sống) và hoặc hẹp ống tủy sống . Nếu rễ thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như, đau, ngứa ran, tê hoặc yếu có thể lan đến cánh tay hoặc chân.

Trượt cột sống cổ. Tình trạng này xảy ra khi một đốt sống trượt  ra phía trước so với đốt sống ở phía dưới nó. Nó có thể là do một vết nứt nhỏ ở đốt sống, lỏng lẻo dây chằng hoặc có thể do thoái hóa đĩa đệm tiến triển.

Khối u cột sống. Một khối u, chẳng hạn như từ ung thư, có thể phát triển ở cột sống cổ và làm tổn thương các mô hoặc chèn ép vào các dây thần kinh.

3. Chẩn đoán đau cột sống cổ

Để đánh giá đúng tình trạng của người bệnh và chẩn đoán chính xác nguyên nhân của đau cổ. Các bác sỹ cần phải thăm khám và chỉ định một số dịch chẩn đoán hình ảnh.

Thăm khám, bệnh:

Bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp các thông tin, như: cơn đau xuất từ bao giờ ? tình trạng cơn đau hiện tại như thế nào (đau, buốt, đau lan đến đâu…)? Đã dùng biện pháp nào để giảm đau? Tư thế nào giảm đau, tư thế nào làm cơn đau tăng lên? Trước đây có bị chấn thương không?

Bác sỹ sẽ kiểm tra vị trí đau trên cột sống cổ, khám phản xạ thần kinh, đánh giá trương lực của cơ bắp, kiểm tra biên độ của cột sống cổ (người bệnh sẽ thực hiện động tác cúi, ngửa).

Chỉ định chẩn đoán hình ảnh:

Các xét nghiệm hình ảnh phổ biến bao gồm:

– Chụp X-quang:  được sử dụng đánh giá xương cột sống. X-quang cho thấy sự bất thường, chẳng hạn như viêm khớp, gãy xương, gai xương hoặc khối u.

– Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc cột sống mà không sử dụng bức xạ tia X. Hình ảnh MRI cột sống có thể phát hiện những bất thường với các mô mềm, chẳng hạn như cơ bắp, dây chằng, và đĩa đệm. MRI cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí sai lệch hoặc phát triển quá mức khớp ở cột sống.

4. Điều trị đau cổ như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân của đau cổ mà Bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp phổ biến sau hay được sử dụng:

Uống thuốc. Thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ thường được sử dụng trong giai đoạn cấp. Không nên dùng kéo dài vì gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn chức năng gan, thận. 

Tiêm steroid ngoài màng cứng. Tiêm này liên quan đến một steroid được tiêm trực tiếp vào phần bên ngoài của túi màng cứng, bao quanh tủy sống.  Mục tiêu của tiêm là để giảm đau tạm thời bằng cách giảm viêm quanh rễ thần kinh bị chèn ép.Có nguy cơ nhiểm trùng nếu không đảm bảo vô khuẩn.

Massage, Đông y, châm cứu. Đây là những phương pháp điều trị chỉ có tác dụng giãn cơ, giảm đau tạm thời. Châm thường gây đau và có thể nhiễm trùng nếu không đảm bảo vô khuẩn.

Vật lý trị liệu. Các bài tập giúp cho các khớp linh hoạt, cơ khỏe hơn giúp vững cột sống cổ. Hệ thống trị liệu công nghệ cao, như Laser, ultrasound therapy, electrotherapy, Shockwave có tác dụng giảm đau, tăng  tuần  hoàn, tái tạo mô, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục mà an toàn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được tính đến sau khi các phương pháp khác không hiệu quả, khi tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm hay trở nên nặng hơn. Chỉ có khoảng 5% bệnh nhân phải sử dụng đến phẫu thuật mặc dù vậy tỉ lệ còn đau hoặc biến chứng sau mổ cũng không phải là thấp. Phẫu thuật cột sống cổ rất được các bác sỹ cân nhắc vì cột sống cổ rất gần thần kinh trung ương và các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

5. Khi nào cần thăm khám bác sỹ

Đau cổ do căng cơ chỉ cần chăm sóc tại nhà và nó sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Nhưng nếu cơn đau không thuyên giảm trong vòng 1 đến 2 tuần thì cần được thăm khám với Bác sỹ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 – Chữa trị bằng phương pháp Chiropractic

NẾU BẠN BỊ ĐAU CỔ, VAI, GÁY!  Liên hệ ngay với Phòng khám Cột sống Việt Mỹ để tìm ra nguyên nhân và điều trị an toàn bởi các Bác sỹ trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ.

 

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ

CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800

CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

Website: https://cotsongvietmy.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/HTPKCSVietMy