Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Đau Thần Kinh Tọa

Đau thần kinh tọa (tiếng anh là Sciatica) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các triệu chứng bao gồm đau cẳng chân, cảm giác kiến bò, tê hoặc yếu, triệu chứng thường di chuyển xuống từ vùng thắt lưng theo dây thần kinh tọa nằm phía sau cẳng chân.

1. Đau thần kinh tọa là gì? Đau thần kinh tọa bệnh học:


Đau thần kinh tọa (tiếng anh là Sciatica) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các triệu chứng bao gồm đau cẳng chân, cảm giác kiến bò, tê hoặc yếu, triệu chứng thường di chuyển xuống từ vùng thắt lưng theo dây thần kinh tọa nằm phía sau cẳng chân.
Đau thần kinh tọa là một tập hợp các triệu chứng, không phải là một chẩn đoán như mọi người lầm tưởng. Một đĩa đệm bị thoát vị, bệnh lý hẹp ống sống, bệnh thoái hóa đĩa đệm hay trượt đốt sống đều có thể gây ra đau thần kinh tọa.

2. Triệu chứng phổ biến của đau dây thần kinh tọa:

Thông thường, đau dây thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên chân tại mỗi thời điểm và các triệu chứng sẽ lan tỏa từ vùng thắt lưng hoặc mông xuống đùi và cẳng chân. Đau dây thần kinh tọa có thể gây đau ở mặt trước, mặt sau hoặc mặt bên của chân. Một vài triệu chứng phổ biến nhất gồm có:
  • Đau: Đau dây thần kinh tọa có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Cơn đau thường được mô tả như một cảm giác nóng rát hoặc đau nhói. Cơn đau ở chân thường sẽ nghiêm trọng hơn so với vùng lưng. Cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng bắp chân so với các vùng khác của chân.
  • Tê, châm chích và/hoặc cảm giác kiến bò ở vùng chân sau.
  • Yếu: Yếu có thể được nhận thấy ở cẳng chân và bàn chân. Dấu hiệu để nhận ra điều này là việc bạn không nhấc chân lên mặt sàn được.
Thay đổi tư thế có thể làm tăng hoặc giảm đau. Một số tư thế nhất định có thể ảnh hưởng đến đau dây thần kinh tọa: đau dây thần kinh tọa có thể sẽ tiến triển xấu đi trong khi ngồi, cố gắng đứng lên, đứng lâu, cúi người về phía trước, xoắn vặn cột sống, và/hoặc trong khi ho.
Cơn đau có thể tăng lên hoặc tiếp diễn trong khi nằm, gây rối loạn giấc ngủ. Nằm ngửa với đầu gối được nâng lên nhẹ nhàng hoặc nằm nghiêng và kẹp gối vào giữa 2 chân có thể giảm đau trong trường hợp này.
Cơn đau có thể được giảm xuống trong lúc đi, chườm nhiệt vào vùng mông, hoặc tập các bài tập hỗ trợ vùng chậu hông. Có những triệu chứng đau dây thần kinh tọa khác đặc thù đối với rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to được hình thành khi kết hợp 5 rễ thần kinh L4, L5, S1, S2, S3 với nhau.

3. Các nguyên nhân phổ biến của đau dây thần kinh tọa bao gồm: 

Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng.

Theo TS.BS .Lasorn – Chuyên  gia trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ (Chiropractic) đang tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Việt Mỹ cho biết hơn 90% đau dây thần kinh tọa được gây nên bởi thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Đĩa đệm khi thoát vị gây ra một sự chèn ép lên rễ thần kinh đoạn từ L4 đến S3. Một tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây đau dây thần kinh tọa theo 2 cách:

Chèn ép trực tiếp. Sự chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh tọa có thể xảy ra khi có tình trạng phình lồi đĩa đệm hoặc khi nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh.
Viêm nhiễm. Chất kích thích hóa học có tính acid xuất phát từ thành phần cấu tạo của đĩa đệm (hyaluronan) có thể rò rỉ ra ngoài, gây viêm và kích ứng lên vùng xung quanh dây thần kinh tọa.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra triệu chứng ở một hoặc cả 2 bên chân.

Thoái hóa

Thoái hóa các tổ chức của cột sống có thể gây ra chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh tọa. Thoái hóa bề mặt khớp có thể gây ra viêm và phình to mô hoạt dịch bên trong bao khớp. Thoái hóa xương đốt sống có thể gây ra sự phát triển bất thường của các chồi xương. Những chồi xương bất thường ở cột sống này có thể chèn ép lên một hoặc nhiều rễ thần kinh của dây thần kinh tọa. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm làm tiết ra các protein gây viêm, làm viêm dây thần kinh tọa.

Hẹp ống sống

Trượt đốt sống

Những tình trạng này có thể tiến triển nặng khi kết hợp với chấn thương. Tai nạn giao thông, chấn thương thể thao hoặc té ngã có thể trực tiếp làm tổn thương dây thần kinh tọa. Trượt đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm có thể tiến triển nặng lên từ một chấn thương cơ học, chẳng hạn như nâng vật nặng sai cách.

4. Chẩn đoán nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa:

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là vô cùng cần thiết giúp hình thành kế hoạch điều trị hiệu quả cũng như kiểm soát đau. Khi nghi ngờ bị đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và tiền hành khám thực thể. Chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng trong các trường hợp này.
Khám thực thể và bệnh sử
Mục đích của việc khám thực thể và xem xét bệnh sử của bệnh nhân nhằm phát hiện kiểu đau của chân người bệnh. Trong quá trình khám thực thể, bác sĩ có thể kiểm tra:
  • Vị trí đau ở vùng thắt lưng, mông, đùi và chân
  • Phản ứng của cử động chân khi kéo giãn dây thần kinh (kéo giãn chân)
  • Phản ứng với các kích thích nhất định chẳng hạn như ấn nhẹ vào ngón chân hoặc bắp chân.
Bác sĩ cũng có thể tiến hành một số thăm khám lâm sàng nhằm kiểm tra tình trạng đau thần kinh tọa:
  • Nghiệm pháp giơ cao chân (Nghiệm pháp Lasègue)
  • Các nghiệm pháp lâm sàng đối với đau dây thần kinh tọa
Nghiệm pháp giơ cao chân: Động tác này được thực hiện khi bệnh nhân nằm ngửa và nâng một chân lên, chân còn lại duỗi thẳng hoặc gập gối. Đau xuất hiện ở bên chân bị ảnh hưởng, chỉ ra tình trạng đau dây thần kinh tọa cùng bên.
Nghiệm pháp slump test: Bệnh nhân ngồi thẳng với tay đặt ra sau lưng, cúi gập người về trước. Cổ gập xuống, cằm chạm ngực và một gối giang rộng tới một góc có thể. Nếu đau xảy ra ở tư thế này có thể đó là đau dây thần kinh tọa.
Những nghiệm pháp này, tuy nhiên, chỉ có thể dương tính  khi dây thần kinh tọa bị chèn ép một cách cơ học tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường đi của nó, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm. Các nguyên nhân khác của đau thần kinh tọa chẳng hạn như viêm hoặc kích thích do hóa chất sẽ không gây đau khi làm các nghiệm pháp này.
Khi khám bệnh sử, Bác sĩ sẽ quan tâm các vấn đề sau:
  • Khởi phát đau và các triệu chứng khác
  • Kiểu đau, tính chất và thời gian đau
  • Chấn thương vùng hông lưng
  • Sự xuất hiện của những cơn co cơ và chuột rút ở vùng chậu.
  • Giảm chiều dài của chân.
Nếu nghi ngờ đau dây thần kinh tọa, một vài bác sĩ có thể yêu cầu đến sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh, nhằm xác định nguyên nhân gây đau.

5. Chẩn đoán hình ảnh trong đau dây thần kinh tọa

 Chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán nguyên nhân gồm:
  • Cộng hưởng từ (MRI). Một phim cộng hưởng từ cho phép bác sĩ có thể thấy rõ được dây thần kinh tọa và các mô mềm chung quanh. Các khối u, viêm nhiễm bề mặt khớp và các đĩa đệm bị thoát vị ảnh hưởng đến rễ thần kinh có thể được nhìn thấy trên phim MRI.
Ảnh chụp RMI của bệnh nhân bị thần kinh tọa – Thoát vị đĩa đệm L4-L5.
  • Discogram. Kỹ thuận này hữu ích trong việc xác định bất thường ở vùng gian đĩa đệm. Một loại thuốc nhuộm phản quang sẽ được tiêm vào các mô cho phép những bất thường của đĩa đệm chẳng hạn như lồi hoặc thoát vị được hiện lên trên máy tính.

6. Phẫu thuật chữa đau thần kinh tọa

Phẫu thuật chỉ  được xem xét khi đau chân và / hoặc yếu kéo dài hơn 6 đến 8 tuần sau khi đã sử dụng các phương pháp khác. Phẫu thuật được thực hiện với mục tiêu loại bỏ nguyên nhân đau thần kinh tọa và kiểm soát các triệu chứng ở chân như đau và yếu. Tuy nhiên không ít trường hợp có thể không cải thiện sau phẫu thuật hoặc gặp một số rủi ro trong quá trình phẫu thuật.

7. Điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật luôn được ưu tiên hàng đầu, các bác sỹ sẽ phải cân nhắc để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân vì thời gian điều trị đau dây thần kinh tọa không phải là ngắn, hơn nữa phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khỏi các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị. Đau dây thần kinh tọa cấp tính thường cần 4 đến 6 tuần điều trị. Đối với đau thần kinh tọa mạn tính cần khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc bệnh lý nền.
Những phương pháp điều trị phổ biến hiện này là chiropractic, vật lý trị liệu, thuốc, tiêm và các liệu pháp thay thế.

Vật lý trị liệu cho đau thần kinh tọa

  • Vật lý trị liệu và một số bài tập sẽ giúp bạn:
  • Tăng cường độ dẻo dai của cột sống và cơ vùng thắt lưng, bụng, mông và hông.
  • Tăng cường độ khỏe mạnh của thân người.
  • Kéo giãn các cơ bị co cứng.
  • Tăng cường trao đổi chất và dịch cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, hoặc trị liệu bể bơi.
Trong khi nghỉ ngơi có thể cần thiết, việc duy trì các hoạt động tích cực nhiều nhất có thể và tránh nằm trên giường quá lâu là một điều cần phải chú ý.

Dùng thuốc chữa đau thần kinh tọa:

Thuốc nên được dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ do việc lạm dụng thuốc giảm đau hoặc dùng thuốc sai cách có thể đưa đến những hậu quả khôn lường.

 

Điều trị cơ chuyên sâu

Điều trị cơ chuyên sâu có lợi ích giúp bạn:
  • Cải thiện tuần hoàn máu, tạo nên những phản ứng chữa lành tốt hơn cho cơ thể.
  • Thư giãn các cơ bị co cứng- điều có thể đã gây ra những cơn đau cho bạn.
  • Giúp tiết ra endorphin, một loại hormone có chức năng như thuốc giảm đau tự nhiên.

Các liệu pháp tiêm điều trị đau dây thần kinh tọa

Hai loại chính trong tiêm trị liệu bao gồm:
  • Tiêm steroid vào khoang ngoài màng cứng
Liệu pháp này giúp kiểm soát cơn đau do nguyên nhân cơ học và cả đau do nguyên nhân hóa học chắng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đĩa đệm.
  • Phương pháp phong bế rễ thần kinh chọn lọc
Phương pháp này cho kết quả rất khác nhau. Một số người có thể hết đau ngay lập tức và duy trì, một số có thể giảm đau trong chỉ một vài tuần hoặc vài tháng, và một số khác có thể không hề cảm nhận được tác dụng giảm đau.
Các phương pháp điều trị kể trên không thể nào là một phương pháp điều trị toàn diện. Việc tham khảo ý kiến của một chuyên gia trị liệu thần kinh cột sông là vô cùng quan trọng. Thông thường, nếu điều trị không phẫu thuật thất bại sau 6-8 tuần hoặc xuất hiện các suy giảm thần kinh (chẳng hạn yếu chi), phẫu thuật nên được cân nhắc.
Phòng khám Việt Mỹ hiện là một trong những địa chỉ chữa đau thần kinh tọa uy tín nhất tại Hà Nội với đội ngũ y, BS đầu ngành về điều trị đau thần kinh tọa, dày dặn kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và điều trị. Việt Mỹ sở hữu hệ thống cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho từng trường hợp cụ thể.
>>> Tham khảo hệ thống trang thiết bị hiện đại của Việt Mỹ tại đây

Hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ theo số hotline 097 184 8800 để được thăm khám và điều trị buổi đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ!

Hệ thống Phòng khám Thần kinh – Cột sống, Xương Khớp Việt Mỹ

Hotline: (024) 6027 9800 – 097 184 8800
Website: https://cotsongvietmy.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/HTPKCSVietMy
Địa chỉ: CS1: Tầng 5 – Tòa nhà Hòa Phát, Số 257 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

CS2: Tầng 1, tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội