Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Đau gót chân - gai gót


GAI GÓT CHÂN (ĐAU GÓT CHÂN): TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ
 

“Gai gót chân” còn có những tên gọi khác là “đau cựa gót chân” hay “viêm cân gan bàn chân” với những triệu chứng thường gặp như:
- Đau nhức mặt dưới gót chân, đặc biệt là vị trí cách gót chân về phía trước 4cm.
- Đau nhất vào buổi sáng khi thức dậy và bước chân xuống đất hoặc những bước đầu tiên sau một thời gian ngồi không đi lại.
- Đau tăng lên nhiều hơn khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc khiêng vác vật nặng.
Gai gót chân nói riêng và đau gót chân nói chung nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng đau mãn tính, gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày, dáng đi thay đổi bất thường. Vậy nguyên nhân và cách điều trị gai gót chân hoặc đau gót chân là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Gai gót chân là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến gai gót chân và đau gót chân?

Gai gót chân là hiện tượng hình thành những gai xương trên xương gót chân do canxi lắng đọng lâu ngày và phát hiện được sau khi chụp X quang. Tình trạng gai gót chân và đau gót chân này xuất hiện nhiều ở bệnh lý viêm cân gan bàn chân.
 
Hình ảnh: Gai gót chân trên phim X quang
 
Cân gan bàn chân là một nhóm mô có công dụng liên kết cấu trúc lòng bàn chân. Đây là bộ phận phải chịu áp lực lớn của cơ thể, giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý của bàn chân. Cân gan bàn chân còn giúp giảm nhẹ trọng lực dồn lên bàn chân khi vận động, nhờ đó việc di chuyển dễ dàng hơn, bảo vệ tốt các khớp.

Hình ảnh: Cấu trúc cân gan bàn chân
 
Cân gan bàn chân rất dễ bị tổn thương dẫn tới triệu chứng viêm đau gót chân. Khi nhận được tín hiệu viêm, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách thúc đẩy sự tân tạo các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của khớp. Đau gót chân là do viêm cân gan chân chứ không phải do gai gót gây ra như mọi người nhầm tưởng.

 Hình ảnh: Viêm cân gan bàn chân
 

2. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị gai gót chân (viêm cân gan bàn chân)?

Đây là bệnh thường gặp, đặc biệt ở nam giới trung niên, vận động viên và người lao động nặng, làm công việc phải đứng nhiều, đi lại, chạy bộ nhiều, hoặc người hay đi giày, dép đế cứng.
- Viêm cân gan chân phổ biến hơn ở người chạy bộ. Những người thừa cân và những người đi giày dép với sự hỗ trợ không đầy đủ cũng có nguy cơ bị viêm cân gan chân.
- Khi cân gan chân bị căng ra kéo dài.
- Tuổi tác: viêm cân gan chân là phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60.
- Một số loại bài tập. Các hoạt động tạo áp lực nhiều lên gót chân và mô kèm theo, ví dụ như chạy đường dài, múa ba lê và nhảy aerobic.
- Các bất thường gan bàn chân: Bàn chân phẳng, bàn chân lõm hoặc thậm chí là một kiểu đi bộ bất thường có thể ảnh hưởng đến cách phân bổ trọng lượng khi đứng và có thể gây thêm áp lực cho cân gan chân.
- Béo phì, thừa cân gây thêm áp lực cho cân gan chân và dễ gây viêm cân gan chân và gai gót chân.
- Nghề nghiệp ảnh hưởng: công nhân nhà máy, giáo viên và những người dành phần lớn thời gian làm việc của họ để đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng có thể gây ra viêm cân gan chân và gai gót.

 
Hình ảnh: Gai gót - Viêm cân gan chân thường xuất hiện ở người chạy bộ
 

3.  Triệu chứng thường gặp của bệnh gai gót chân (viêm cân gan bàn chân)

- Đau: Các cơn đau xuất hiện nhiều ở phần gót chân, có thể đau buốt hoặc đau âm ỉ. Người bệnh thường đau lúc sáng sớm vì bàn chân giữ ở tư thế gấp về phía gan bàn chân trong suốt một đêm, khiến cân gan chân bị co ngắn lại. Lúc thức giấc, người bệnh đặt bước chân đầu tiên xuống đất, khiến cân gan chân bị kéo căng, gây đau nhiều. Trong các bước đi kế tiếp, cảm giác đau sẽ giảm bớt dần tới khi không còn thấy đau nữa. Tuy vậy, triệu chứng này có khả năng xuất hiện lại trong ngày do đi lại nhiều hoặc đứng quá lâu. Các cơn đau có thể tái đi tái lại nhiều lần, lâu dài xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi, cảm giác đau lan tỏa gần hết lòng bàn chân.
- Sưng bầm tím ở gan bàn chân.
 

4. Chẩn đoán bệnh gai gót chân - viêm cân gan chân như thế nào?

 
- Lâm sàng: dựa vào tính chất đau gót chân như đã mô tả ở trên.
- XQuang: có thể thấy gai xương gót
- Siêu âm hoặc cộng hưởng từ: thấy được hình ảnh viêm cân gan chân hoặc viêm điểm bám cân gan chân vào xương gót.
 

5. Điều trị gai gót chân - viêm cân gan chân như thế nào?

- Nội khoa: thuốc giảm đau chống viêm dùng kéo dài gây viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, thận..
- Tiêm steroid (corticoid): chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn (2-3 tháng), sau gây biến chứng teo gân, đứt gân, thoái hoá gân, làm bệnh càng trầm trọng, khó chữa.
- Biện pháp phẫu thuật: phần lớn bệnh gai gót chân không cần phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật khi các phương pháp khác không đạt hiệu quả. Tuy nhiên đây là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ gây ra nhiều biến chứng như tê vùng vĩnh viễn, đau dây thần kinh, nhiễm trùng, đau tái phát và để lại sẹo.
 
 

Sóng xung kích (Shockwave) – Công nghệ mới điều trị Gai gót chân - Viêm cân gan chân được FDA – Hoa kỳ phê duyệt

Đây là phương pháp không phải dùng thuốc, không tiêm, không phẫu thuật – An toàn tuyệt đối.
 
Video shockwave điều trị gai gót chân - viêm cân gan chân
 
Sóng xung kích là phương pháp sử dụng sóng âm có áp lực biến đổi đột ngột với biên độ lớn và ngắt quãng. Sóng xung kích có biên độ áp suất rộng đặc biệt nên có thể hấp thụ tốt hơn trong môi trường cơ thể. Phương pháp này rất an toàn, cho hiệu quả cao trong điều trị gai gót chân viêm cân gan chân gây đau gót chân do nhờ các ưu điểm vượt trội sau:
 
-  Giảm đau, giảm viêm nhanh
- Tăng sản xuất Collagen làm mạnh gân
- Tăng máu nuôi dưỡng, giúp gân tổn thương nhanh phục hồi.
- Làm tan các điểm vôi hoá
- Giảm đau ngay sau buổi điều trị đầu tiên.
 
Phòng khám xương khớp Việt Mỹ là một trong những đơn vị đầu tiên của Hà Nội trang bị máy Xung kích Model 6000 BTL của Anh. Với thiết bị này chúng tôi đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc gai gót chân, giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống và công việc hàng ngày.
Hậu quả của việc điều trị muộn và sai phương pháp!
 
Chậm trễ trong điều trị làm cho người bệnh phải chịu đau đớn, sử dụng nhiều thuốc giảm đau dẫn đến nhiều biến chứng trên dạ dày, xương, gan, thận…Viêm cân gan chân, gai gót để lâu làm tăng thoái hoá, rút ngắn gân, gây biến dạng bàn chân ảnh hưởng đến dáng đi, làm mất cấu trúc bình thường của cơ thể, là nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh lý ở khớp gối và cột sống. Ảnh hưởng đến khả năng lao động, thậm chí bạn có thể phải từ bỏ một số môn thể thao yêu thích như: chạy, đi bộ, tennis hay cầu lông…
 
Hãy liên hệ ngay với Bác sỹ (0971848800) của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về phác phương pháp điều trị gai gót chân an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ

CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 097 184 8800

3 BÀI TẬP HỮU HIỆU TẠI NHÀ CHO VIÊM CÂN GAN CHÂN – GAI GÓT!

3 BÀI TẬP HỮU HIỆU TẠI NHÀ CHO VIÊM CÂN GAN CHÂN – GAI GÓT!

Gai gót chân, hay còn được biết đến với tên gọi đau cựa gót chân hoặc viêm cân gan bàn chân, thường gây ra cảm giác đau đớn ở người trưởng thành. Để giảm đau và cải thiện tình trạng này, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ, việc thực hiện các bài tập hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng. Mỗi ngày chỉ cần dành ít phút cho các bài tập căng duỗi gân gót và cân gan chân, bạn có thể tăng cường sức mạnh cơ, tăng sự linh hoạt ở cơ chân và dây chằng. Điều này không chỉ giúp giảm đau ở gót chân và lòng bàn chân mà còn giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong bài viết này, Việt Mỹ sẽ hướng dẫn các bạn 3 bài tập hữu hiệu tại nhà cho viêm cân gan chân – gai gót.