Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện tượng này có thể xảy ra khi chúng ta đang thao tác, tập luyện hoặc thậm chí ngay khi chúng ta đang nghỉ ngơi. Vậy co thắt cơ là gì? Những ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện tượng này có thể xảy ra khi chúng ta đang thao tác, tập luyện hoặc thậm chí ngay khi chúng ta đang nghỉ ngơi. Vậy co thắt cơ là gì? Những phương pháp nào hiệu quả để xử lý tình trạng trên? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của hệ thống phòng khám cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ.

1. Co thắt cơ là gì?

Co thắt cơ là một chuyển động đột ngột, không chủ ý ở một hoặc nhiều cơ. Những chuyển động này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào của cơ thể và khá là phổ biến.
  • Những vị trí dễ bị co thắt cơ bao gồm: Cơ chân, bàn tay, lưng, cơ liên sườn, ngón chân và bàn chân.
  • Thông thường co thắt cơ do tự phát, không có nguyên nhân cụ thể.

2.Những nguyên nhân phổ biến nào dẫn đến co thắt cơ?

Một số những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng co thắt cơ (chuột rút) có thể kể đến bao gồm:
  • Mỏi cơ sau tập luyện
  • Mất nước, rối loạn điện giải
  • Nồng độ canxi, natri, kali thấp
  • Tổn thương thần kinh
  • Hội chứng Parkinson
  • Bệnh về tim mạch
  • Mang thai

3.Một số phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cho chứng co thắt cơ:

a.Kéo giãn cơ

Kéo giãn cơ giúp cải thiện tình trạng co thắt cơ và ngăn chặn tình trạng này xảy ra thường xuyên.
Bài tập 1:
Tư thế ngồi trên mặt sàn, 2 chân duỗi thẳng về phía trước. Kéo giãn cơ chân bằng cách kéo các ngón chân về phía đầu. Bạn có thể dùng đai hoặc khăn tắm để thực hiện động tác này. Giữ tư thế này trong vài giây hoặc cho đến khi hết co thắt cơ.


Bài tập 2:
Đầu tiên, đứng thẳng và dồn trọng lực vào chân bị co rút cơ, khụy nhẹ đầu gối. Sau đó đứng trên đầu ngón chân trong vài giây. Bây giờ giữ thẳng chân bị co rút cơ, và đẩy dần về phía chân không bị co rút cơ.


Bài tập 3: Đi bộ vào quanh là phương pháp đơn giãn để giãn cơ lưng, giảm tình trạng co thắt cơ. Đi bộ với tốc độ chậm và ổn định.

Bài tập 4: Kéo giãn cơ với bóng tennis: Nằm ngửa trên sàn nhà hoặc giường với quả bóng tennis được đặt ở dưới vùng co thắt cơ trong vài phút. Cố gắng thư giãn và hít thở bình thường. Sau đó, di chuyển quả bóng tới các điểm gần đó và lặp lại.  

Bài tập 5: Kéo giãn cơ với con lăn: Nằm ngửa trên sàn nhà với con lăn được đặt vuông góc với cột sống. Cố gắng di chuyển lưng theo chiều xoay của con lăn từ vùng xương bả vai tới phần mông, trong khi bắt chéo 2 cánh tay trên ngực.

Bài tập 6: Kéo giãn cơ với bóng nhún: Ngồi lên trên của quả bóng với lưng nằm ngựa dựa vào quả bóng. Phần lưng, vai và mông được kéo giãn trên quả bóng với 2 chân đặt trên sàn.


Bài tập 7: Kéo giãn cơ cho lưng dưới: Nâng hông   Tư thế nằm ngửa với đầu gối cong và bàn chân nằm trên mặt sàn. Đặt tay bên cạnh bạn. Sau đó một lần nữa nhẹ nhàng nâng lên và hạ xuống hông của bạn lên khỏi mặt đất vài cm và giữ vị trí. Lặp lại 5-10 lần.

b.Mát xa

Mát xa là một trong những phương pháp tốt giảm co thắt cơ và các cơn đau thể chất, giúp tháo bỏ những điểm co xoắn cơ 1 cách nhẹ nhàng.

c.Liệu pháp nhiệt nóng, lạnh

Liệu pháp nóng và lạnh có thể điều trị hiệu quả co thắt cơ và một số cơn đau thể chất.
  • Đối với tình trạng co thắt cơ liên tục: Chườm túi đá vào phần cơ bị co thắt từ 15- 20 phút/ lần, lặp lại vài lần trong ngày. Luôn nhớ cần bọc túi chườm bằng khăn hoặc vải mỏng để tránh đá tiếp xúc trực tiếp trên da gây bỏng lạnh.
  • Đặt túi chườm nóng lên vùng co thắt cơ từ 15- 20 phút. Nhưng sau đó nên dùng thêm túi chườm lạnh.
  • Chườm lạnh cũng có tác dụng làm giảm tình trạng sưng, viêm.
Một số liệu pháp nhiệt nóng khác bao gồm: Tắm nước nóng, ngâm bồn nước nóng, xông hơi cũng giúp thư giãn cơ.

d.Một số động tác cường độ nhẹ.

Một số người bị chuột rút vào ban đêm. Triệu chứng này có thể được giảm bớt bằng 1 số động tác trước khi ngủ như:
  • Lên, xuống bậc cầu thang
  • Chạy bộ tại chỗ
  • Đạp xe trong vài phút
  • Tập với máy chèo thuyền trong vài phút.
  Co thắt cơ là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục, có thể báo hiệu tình trạng bệnh lý đáng lo ngại. Bạn nên đi thăm khám chuyên khoa về thần kinh, cột sống, cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hệ thống phòng khám cột sống – xương khớp & PHCN Việt Mỹ được trang bị hệ thống trị liệu hàng đầu của các nước EU, Hoa Kỳ như hệ thống giải áp cột sống 3D D.O.C, siêu âm, điện xung trị liệu, sóng sung kích(shockwave), laser trị liệu cường độ cao(công suất gấp 50 lần máy thông thường) có tác dụng giảm đau mạnh, giảm viêm, phục hồi tái tạo gân, cơ, dây chằng, kết hợp với các bài tập trị liệu được chuyển giao từ các bác sỹ trị liệu Hoa Kỳ (physiotherapist) rút ngắn một nửa thời gian điều trị, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người bệnh. Việt Mỹ đã chữa trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân gặp các vấn đề về cột sống, xương khớp như Thoát vị, thoái hóa đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp…

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hoặc để lại số điện thoại nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ vấn đề gì về cột sống, cơ xương khớp!

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ
CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800
CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800  [contact-form-7 id="15" title="Đặt lịch hẹn"]

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...

Những chấn thương dân chơi Golf thường gặp!

Những chấn thương dân chơi Golf thường gặp!

Những chấn thương dân chơi Golf thường gặp! Golf là một môn thể thao yêu thích để rèn luyện sức khỏe ...