Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Tìm hiểu bệnh lồi đĩa đệm l5 s1

Tìm hiểu bệnh lồi đĩa đệm l5 s1

Lồi đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cột sống. Nhưng phổ biến nhất là ở vị trí l5 s1. Nguyên nhân vì sao? Biểu hiện cách điều trị như thế nào? Hãy cùng phòng khám Việt Mỹ tìm hiểu! 1. Khái niệm lồi đĩa đệm l5 s1 Lồi ...
Lồi đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cột sống. Nhưng phổ biến nhất là ở vị trí l5 s1. Nguyên nhân vì sao? Biểu hiện cách điều trị như thế nào? Hãy cùng phòng khám Việt Mỹ tìm hiểu!

1. Khái niệm lồi đĩa đệm l5 s1

Lồi đĩa đệm l5 s1 là đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng L5 và đốt S1 của xương cùng, bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, tạo thành một khối lồi, chèn ép vào các rễ thần kinh. Từ đó gây nên những cơn đau. loi-dia-dem-l5-s1

Lồi đĩa đệm L5 S1

2. Nguyên nhân

Cột sống có 3 góc uốn cong. Trong đó đường cong tại vị trí đốt sống L5 và S1 là phần thấp nhất trên cột sống, vì thế sẽ chịu nhiều áp lực nhất. Chính vì thế đĩa đệm tại vị trí này hay bị tổn thương, lồi ra khỏi vị trí ban đầu. Một số tác nhân dẫn đến lồi đĩa đệm l5 s1 là:
  • Sai tư thế khi mang vác đồ vật, nhấc đồ vật không đúng cách, thay đổi tư thế đột ngột.
  • Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, lao động.
  • Quá trình lão hóa của cơ thể dẫn đến các đĩa đệm ngày càng suy yếu, nhất là với đĩa đệm l5 s1 còn chịu nhiều áp lực nên càng dễ tổn thương.
  • Chế độ ăn không đủ chất.
  • Người có tiền sử mắc bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp.
  • Một số trường hợp hiếm gặp do di truyền.

3. Biểu hiện bệnh lồi đĩa đệm l5 s1

Bệnh nhân bị lồi đĩa đệm nằm trong nhóm nguy cơ phát triển thành thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn nhẹ bệnh sẽ có một số biểu hiện như:
  • Thường xuyên đau nhức, tê bì chân, mỏi hông.
  • Đau âm ỉ, kéo dài và tăng dần, lan dọc theo dây thần kinh. Đau ở mặt ngoài đùi tới cằng chân và toàn bộ chân.
  • Khó di chuyển khi đi lại bởi bị đau.

4. Biến chứng của lồi đĩa đệm l5 s1

Lồi đĩa đệm có thể dẫn tới một số bệnh sau:
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Đau thần kinh tọa
  • Liệt nửa người
  • Rối loạn đại tiểu tiện
Cần chủ động phòng tránh và đi thăm khám, điều trị sớm, để tránh được di chứng, biến chứng nguy hiểm.

5. Điều trị

Điều trị lồi đĩa đệm l5 s1 phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Trường hợp nhẹ, nếu không để ý để điều trị sớm bệnh sẽ dai dẳng, khó chữa khỏi. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh như dùng thuốc, nhiệt trị liệu giảm đau, mát xa, châm cứu… Hiện nay với nền y học phát triển vượt bậc, các chuyên gia Mỹ đã cho ra đời công nghệ DTS - Công nghệ giải áp cột sống, hiệu quả vượt trội trong điều trị lồi đĩa đệm!

5.1 DTS (Decompression Therapy System)

DTS là công nghệ tiên tiến nhất của Hoa Kỳ trong điều trị lồi đĩa đệm và các bệnh lý Cột sống. Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn (không phẫu thuật), kích thích cơ chế chữa lành, tự phục hồi của đĩa đệm được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Công nghệ DTS được vi tính hóa, tác động lực theo không gian 3 chiều, mở rộng không gian xung quanh đĩa đệm tạo ra áp suất âm, gây nên hiệu ứng chân không cho đĩa đệm cột sống.

5.2 Tác dụng của hiệu ứng chân không

-         Hút các đĩa đệm bị phồng hoặc thoát vị dần trở lại vị trí bình thường ban đầu. -         Hiệu ứng chân không làm tăng lượng cung cấp chất dinh dưỡng cho đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình chữa lành, tự phục hồi của đĩa đệm sau tổn thương. Công nghệ 3D: điều trị chính xác thoát vị đĩa đệm trên từng đốt sống. Với những tác dụng trên sẽ giải phóng sự chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh giúp giảm đau và tái tạo phục hồi đĩa đệm. Hiệu quả điều trị: nhiều nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỉ lệ điều trị thành công thoát vị đĩa đệm của công nghệ DTS trên 92%. Hiện nay công nghệ DTS đã được đưa vào điều trị tại phòng khám Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp Việt Mỹ. Khi đến với phòng khám Việt Mỹ bạn không chỉ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp cùng với trang thiết bị hiện đại mà còn được thăm khám với các chuyên gia giỏi đến từ những bệnh viện lớn như Bạch Mai, bệnh viện đại học Y Hà Nội, Viện 108. Đọc thêm: Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

6. Chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh

Người bị lồi đĩa đệm nếu không có chế độ sinh hoạt phù hợp dễ tiến triển bệnh trẩm trọng hơn. Một số điểm cần lưu ý với người bị lồi đĩa đệm l5 s1 là:
  1. Tăng cường thực phẩm giàu canxi: canxi là dưỡng chất thiết yếu giúp hệ xương khỏe mạnh, dẻo dai. Thực phẩm giàu canxi là: sữa, phô mai, các loại đậu, cá hồi, cá ngừ và các loại rau có màu xanh đậm…
  2. Bổ sung Glucosamin và Chondrotin. Người bị thoát vị đĩa đệm thì đã hiểu rõ vai trò tái tạo sụn khớp của 2 chất này trong điều trị bệnh.
  3. Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3: omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm xương khớp hiệu quả. Thực phẩm giàu omega 3 là: cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạnh nhân, vừng, hạt óc chó, hạt hướng dương…
  4. Tránh ăn nội tạng động vật, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
  5. Giảm cân nếu dư thừa để giảm áp lực cho cột sống.
  6. Không mang vác quá nặng, đi lại, ngồi đúng tư thế.
  7. Luyện tập thể dục thể thao 30 phút/ ngày

HÃY CHỦ ĐỘNG - CHẤM DỨT NGAY NHỮNG CƠN ĐAU CỦA LỒI ĐĨA ĐỆM!

Liên hệ với chúng tôi, để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Phòng khám Thần kinh cột sống, cơ xương khớp Việt Mỹ: Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 024 6027 9800 hoặc 097 184 8800

     

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...