Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao nào?

Thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao nào?

Nội dung trong bài:Thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao nào?1. Bơi lội2. Yoga3. Đu xà4. Đi bộ5. Đạp xeMột số bài tập và môn thể thao bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tránh để giảm thiểu nguy cơ tổn thương cột sống và gia tăng áp ...

Thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao nào?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khá nguy hiểm và có nhiều biến chứng. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường được khuyên tập một số môn thể thao hoặc bài tập phù hợp nhằm rèn luyện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân còn băn khoăn về những bài tập và môn thể thao nên và không nên dành cho bệnh lý này. Trong bài viết này, các bác sỹ của hệ thống phòng khám Việt Mỹ sẽ đưa ra một số lời khuyên về bài tập và môn thể thao để bệnh nhân tham khảo.

1. Bơi lội

 

Bơi lội là môn thể thao giúp người bệnh giãn gân cơ, các khớp xương hiệu quả một cách tự nhiên. Do đó, bơi lợi có thể làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm bị phình lồi, từ đó giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Bơi lội cũng là môn thể thao khá an toàn, ít gây chấn thương đến cột sống. Vì thế, bệnh nhân bị thoát vị nên dành 20-30 phút mỗi ngày cho môn thể thao này. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên bơi lội quá sức và quá lâu để tránh gây tổn thương gân cơ. Duy trì thói quen luyên tập, bơi lội hằng ngày để đạt hiệu quả lâu dài.

 

2. Yoga

Các bài tập yoga có hiệu quả tốt với các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện các tư thế yoga đúng dưới 1 phút, bệnh nhân có thể tăng cường sức mạnh cơ ở phần lưng và bụng. Các cơ ở lưng và bụng là những bộ phận quan trọng của mạng lưới cơ trên cột sống, vì vậy tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động linh hoạt. Cơ khỏe mạnh sẽ giúp giảm cảm giác cơn đau lưng do thoát vị rất nhiều.

 

Không chỉ thế, yoga còn giúp các cơ được kéo dãn và thư giãn thoải mái. Khi tập     yoga, một số cơ sẽ được thư giãn và kéo căng ra, giúp thúc đẩy tính linh hoạt, tăng lưu thông máu và dinh dưỡng đến các mô, các cơ mềm, ở thắt lưng, và đẩy lùi một số vấn đề cơ xương khớp. Hơn nữa, kéo giãn cơ gân khoeo ở mặt sau của đùi giúp mở rộng chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên vùng lưng.

3. Đu xà

Nguyên lý của bài tập: Dùng sức mạnh của cơ tay để bám xà sử dụng trọng lượng cơ thể để kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, từ đó làm giảm áp lực lên đĩa đệm. Do đó, đu xà giúp hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, đây là bài tập mất sức và cần sức mạnh cơ đặc biệt cơ tay. Do đó, người bệnh có thể luyện tập dần dần, không nên tập luyện quá sức, gây tổn thương cơ. Khi luyện tập cần kết hợp vớ việc thư giãn, nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nuôi dưỡng sức mạnh cơ. Tuy đây là bài tập tốt cho thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sỹ như những người bị loãng xương. Vì loãng xương khiến cấu trúc xương yếu, dễ gãy mà đu xà kéo giãn tác động lên toàn bộ cột sống. Do đó, đu xà cũng tiềm ẩn một số nguy cơ như nứt và gãy xương với bệnh nhân loãng xương.

4. Đi bộ

Đi bộ thích hợp cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vùng lưng. Bệnh nhân có thể đều đặn dành 30-45 phút buổi sáng/ buổi tối đi bộ mỗi ngày để điều trị cơn đau lưng, thoát vị đơn giản mà hiệu quả.

        Tuy nhiên, có một số lưu ý cho bệnh nhân thoát vị khi đi bộ:

  • Khi bắt đầu, bệnh nhân nên đi chậm, sau đó có thể tăng tốc độ dần dần, nhưng bước chân phải nhanh, nhẹ và dứt khoát.
  • Khi tập, bệnh nhân nên điều chỉnh nhịp thở cho đều đặn, tránh mất sức.
  • Hít thở sâu bằng mũi, và thở ra từ từ bằng miệng là cách hít thở đúng cho hầu hết các bài tập như yoga hay đi bộ.
  • Bệnh nhân cũng cần lưu ý tư thế khi đi bộ của mình: Đầu thẳng, nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay thoải mái, đánh tay nhẹ nhàng.

5. Đạp xe

Đây cũng là một môn thể thao phù hợp cho người mắc thoát vị đĩa đệm vì nó giúp kéo giãn cơ, từ đó làm giảm áp lực cho đĩa đệm. Không chỉ thế, đạp xe còn giúp dây chằng dẻo dai hơn, cơ xương trở nên linh hoạt, dẻo dai, tăng tuần hoàn máu và dưỡng chất đến các mô cơ. Từ đó, sự chèn ép rễ thần kinh của khối thoát vị cũng được giảm thiểu, cơn đau thuyên giảm.

            Tuy nhiên, dù bạn đang tập bất kỳ môn thể thao nào cũng cần thực hiện đúng động tác và đúng tư thế. Tư thế đạp xe đúng cho bệnh nhân bị thoái vị đĩa đệm: Lưng thẳng, thoải mái; tránh cúi đầu hay lệch vẹo phần lưng hông. Khu vực đạp xe nên bằng phẳng, có thể tăng dần chiều dài quãng đường dần dần qua các buổi. Cường độ luyện tập vừa phải, từ từ, nhẹ nhàng. Tập luyện nên kết hợp với thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Một lưu ý nhỏ: Nên chọn xe đạp phù hợp với cơ thể: yên xe không quá cao, độ rộng của yên vừa, tay lái có thể điều chỉnh dễ dàng. Từ đó, bệnh nhân có tư thế ngồi thoải mái nhất khi đạp xe. Nếu không thể đạp xe ngoài trời, thì đạp xe tại nhà cũng là một lựa chọn an toàn hiện nay.

 

Một số bài tập và môn thể thao bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tránh để giảm thiểu nguy cơ tổn thương cột sống và gia tăng áp lực làm tình tình thoát vị đĩa đệm năng hơn bao gồm:

  • Chạy bộ
  • Tập gym
  • Bóng đá
  • Các môn thể thao tác động trực tiếp đến cột sống ( động tác vặn mình) như: golf, cầu lông, tennis
  • Bóng rổ
  • Động tác ngồi xổm
  • Các bài tập nhấn mạnh ( tập trung) vào đôi chân hoặc duỗi thẳng chân

 

Để được tư vấn miễn phí về các vấn đề xương khớp và phương pháp điều trị, xin vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại comment phía dưới. Các bác sỹ của Việt Mỹ sẽ tư vấn cho bạn!

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ

– CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800

– CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

 

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...