Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Thoái hoá đốt sống cổ C6-C7 - những điều cần biết

Thoái hoá đốt sống cổ C6-C7 - những điều cần biết

Phân đoạn đốt sống C6-C7 đảm nhiệm chính trong việc chịu tải trọng phần đầu của bạn, hỗ trợ cho các phần thấp của cổ. Phân đoạn cột sống này cũng liên kết với đốt sống ngực đầu tiên. Do chức năng chịu tải, C6-C7 dễ bị thoái hóa, chấn thương và ...

Phân đoạn đốt sống C6-C7 đảm nhiệm chính trong việc chịu tải trọng phần đầu của bạn, hỗ trợ cho các phần thấp của cổ. Phân đoạn cột sống này cũng liên kết với đốt sống ngực đầu tiên.

Do chức năng chịu tải, C6-C7 dễ bị thoái hóa, chấn thương và mất chức năng đĩa đệm hơn các đốt sống cổ khác.

[caption id="attachment_2172" align="alignnone" width="663"]dot-song-co-c6-c7 Một vài tình trạng ảnh hưởng đến C6-C7 có thể gây ra đau lan, tê, châm chích và/hoặc yếu dọc theo dây thần kinh.[/caption]

Vấn đề phổ biến tại C6-C7

Do chức năng chịu tải trọng nên C6-C7 thường gặp các vấn đề phổ biến sau:
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm đốt sống C6 và C7 là thường gặp nhất trong số số các đĩa đệm cột sống cổ. Thoát vị có thể là kết quả của chấn thương hoặc sự bào mòn liên quan đến tuổi tác.
  • Thoái hóa đốt sống cổ . Thoái hóa xương đốt sống, đĩa đệm và những cấu trúc khác của cột sống thường xảy ra tại C6-C7. Hậu quả của thoái hóa cột sống thường là hẹp ống sống, hẹp các lỗ mà rễ thần kinh thoát ra ngoài do hình thành các chồi xương.
  • Vỡ xương. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% vỡ xương xảy ra tại đốt sống C6 và 19% tại đốt sống C7. Vỡ xương điển hình xảy ra tại đoạn này thường là các chấn thương “năng lượng cao” chẳng hạn tai nạn ô tô, té ngã hoặc chấn thương thể thao.
Những chấn thương nặng tại khu vực này cũng có thể làm tổn thương tủy sống.
Trong một số hiếm trường hợp khi đốt sống C7 hình thành nên một xương phụ bất thường, sự chèn ép mạch máu và các dây thần kinh có thể xảy ra, gây ra hội chứng lối thoát ngực.

Triệu chứng điển hình của thoái hoá đốt sống cổ

Một tổn thương cột sống và/hoặc đĩa đệm tại C6-C7 có thể gây ra triệu chứng tức thời hoặc triệu chứng trì hoãn.
Đau âm ỉ hoặc đau chói có thể xảy ra ở mức thấp của cổ, thường kết hợp với cứng cổ.
Khi dây thần kinh C7 bị chèn ép hoặc kích thích, các dấu hiệu bao gồm:
  •  Đau xuất phát từ cổ lan xuống vai và ngón tay giữa.
  •  Tê ở lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón giữa.
  • Yếu phần trên của cánh tay, khuỷu, cổ tay ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của vùng này.

Khi tủy sống bị tổn thương đoạn C6-C7, đau, yếu hoặc liệt có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể nằm dưới mức tổn thương. Giảm chức năng của ruột, bàng quang và hô hấp cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp.

Điều trị không phẫu thuật được áp dụng đầu tiên khi có các triệu chứng liên quan đến tổn thương đốt sống cổ đoạn C6-C7. Nếu điều trị không phẫu thuật không giúp giảm đau, phẫu thuật có thể được xem xét.

Điều trị đốt sống cổ C6-C7

Điều trị đối với đốt sống cổ C6-C7 bao gồm cả phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Thông thường, các phương pháp không phẫu thuật sẽ được áp dụng đầu tiên. Phẫu thuật được cân nhắc khi các các phương pháp điều trị không phẫu thuật tỏ ra không hiệu quả, không giảm được triệu chứng đau cho bệnh nhân hoặc trong một số trường hợp tổn thương tủy hoặc tổn thương dây thần kinh C7 tiến triển nặng.
Thoát vị đĩa đệm gian đốt sống C6-C7 có thể lan theo dây thần kinh hoặc chèn ép vào rễ thần kinh tại vị trí C7 gây đau và các triệu chứng khác

Điều trị không phẫu thuật đối với C6-C7

Điều trị không phẫu thuật phổ biến đối với C6-C7 bao gồm các phương pháp:
  •  Kiểm soát đau. Đau tại khu vực đốt sống cổ C6-C7 có thể xuất phát từ xương, thần kinh hoặc cơ, thỉnh thoảng kéo dài hàng tháng. Một vài cách kiểm soát đau gồm:
  • Thuốc. Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều được sử dụng để điều trị đau có nguồn gốc từ C6-C7. Thuốc kháng viêm NSAID, các dẫn xuất của opioids, tramadol và/hoặc corticoid là một vài ví dụ điển hình về thuốc giảm đau thường được sử dụng.
  •  Tiêm. Đau thần kinh tủy sống xuất phát từ C7 có thể được điều trị bằng phương pháp tiêm corticoid vào khoang ngoài màng cứng bao quanh dây thần kinh C7 hoặc tiêm vào khớp gian đốt sống C6 và C7. Nguy cơ của quy trình tiêm này bao gồm việc hình thành cục máu đông, chảy máu nội và tổn thương thần kinh. Chỉ dẫn của X-quang có chất cản quang thường xuyên được sử dụng nhằm điều chỉnh vị trí đặt kim và giúp cải thiện độ chính xác của chẩn đoán đồng thời giảm các nguy cơ hệ thống.
  • Bất động. Sử dụng một chiếc đai bất động cổ sau khi gặp chấn thương chẳng hạn như vỡ xương có thể thúc đẩy sự chữa lành của mô và ngăn chặn chấn thương diễn tiến nặng hơn.
  • Vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể làm tăng độ khỏe mạnh của cơ cổ, cải thiện tư thế và tăng tầm vận động sau chấn thương cho đốt sống cổ C6-C7. Một liệu trình vật lý trị liệu cần được thực hiện thường xuyên và liên tục, bao gồm các bài tập vận động, căng giãn, massage cơ và nhiều phương pháp khác.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật khác bao gồm: giải áp cột sống cổ, điện xung, siêu âm, liệu pháp nhận thức-hành vi và phản hồi sinh học.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật cột sống cổ được nghĩ đến như biện pháp cuối cùng khi hiện tượng chèn ép rễ và tủy sống ngày càng nghiêm trọng hoặc gây ra các thiếu hụt thần kinh.
Một vài ví dụ điển hình bao gồm tê ngày càng nặng hoặc yếu một bên tay, gặp vấn đề trong việc đi lại và phối hợp các động tác. Phẫu thuật cũng có thể được tiến hành nhằm cải thiện độ vững của cổ sau một sự cố vỡ xương hoặc lệch khớp nghiêm trọng.
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành đồng thời. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ cải thiện trong một vài tuần sau phẫu thuật.
Nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như chảy máu nặng, yếu liệt, viêm nhiễm và các biến chứng khác cần được bênh nhân hiểu rõ trước khi tiến hành phẫu thuật.
Phòng khám thần kinh cột sống cơ xương khớp Việt Mỹ với đội ngũ bác sĩ -chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về cột sống của mình một cách tối ưu và chu đáo nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Hotline 097 184 8800 hoặc 024 6027 9800.
Địa chỉ: tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
         

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...