Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

TÂM LÝ 4 NGẠI – KẺ THÙ CỦA SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP

TÂM LÝ 4 NGẠI – KẺ THÙ CỦA SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP

TÂM LÝ 4 NGẠI – KẺ THÙ CỦA SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP Theo thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam, tỉ lệ người Việt mắc các bệnh về xương khớp thuộc top đầu thế giới (30% với người trên 35 tuổi và 60% với người trên 65 tuổi). Tuy nhiên, ...

TÂM LÝ 4 NGẠI – KẺ THÙ CỦA SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP

Theo thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam, tỉ lệ người Việt mắc các bệnh về xương khớp thuộc top đầu thế giới (30% với người trên 35 tuổi và 60% với người trên 65 tuổi). Tuy nhiên, khi các triệu bệnh còn nhẹ, nhiều bệnh nhân chọn phương án “Sống chung với bệnh tật”. Chỉ đến khi sinh hoạt và công việc bị ảnh hưởng nặng nề, họ mới vội vàng đi khám và chữa bệnh. Lúc này, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn kém. Hơn nữa, tiên lượng điều trị thành công thấp, và sức khỏe bệnh nhân bị tổn hại nghiêm trọng.  “Tâm lý 4 NGẠI” chính là nguyên nhân trì hoãn điều trị. Đây là kết luận mà các bác sỹ rút ra từ nhiều bệnh nhân khi đến với Hệ thống phòng khám cột sống – xương khớp & PHCN Việt Mỹ. Vậy tâm lý 4 NGẠI là gì? Vì sao nó lại là kẻ thù của sức khỏe xương khớp? Bạn có đang NGẠI không? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Tâm lý 4 NGẠI phổ biến với nhiều bệnh nhân đặc biệt ở vùng nông thôn do nhiều thiếu thốn và khó khăn về kinh tế và đi lại. Tâm lý 4 NGẠI bao gồm:

1.Ngại đi khám do khoảng cách xa

Ở vùng nông thôn và các tỉnh xa, người dân thường chọn phương pháp dân gian để chữa bệnh xương khớp. Khi tình trạng đau tăng, bệnh nhân thường chỉ uống hoặc tiêm thuốc giảm đau. Đến khi thuốc uống và thuốc tiêm mất tác dụng, họ mới đi khám đông y. Lúc đầu, khi áp dụng các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu có vẻ hiệu quả. Nhưng các phương pháp này không trị dứt điểm, tận gốc nguyên nhân bệnh. Do đó, tình trạng bệnh nặng hơn. Lúc này, nhiều bệnh nhân thường được khuyên nhủ “Bệnh này là bệnh kinh niên của người già rồi! Không thể khỏi hẳn! Đỡ được từng nào thì đỡ! Mình có tuổi rồi, phải học cách sống chung với nó thôi!” Do đó, nhiều bệnh nhân xuất hiện tâm lý chán nản, ngại đi khám do ở xa vì nghĩ rằng “Sao mà khỏi được? Chữa mãi cũng chỉ thế thôi!” Đây là quan niệm rất sai lầm của nhiều người. Vì y học ngày càng tiến bộ đặc biệt ở các nước phát triển như châu Âu và Mỹ…. Ngày càng có nhiều phương pháp và công nghệ điều trị tận gốc các bệnh lý về xương khớp một cách hiệu quả mà vẫn rất an toàn!

2.Ngại tốn kém



Trong 2 năm qua, đại dịch covid 19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và kinh tế của nhiều người. Do đó, chi phí điều trị cũng trở thành nỗi băn khoăn, cân nhắc và đắn đo của nhiều người bệnh. Thay vì sử dụng các phương pháp chữa bệnh hiện đại với chi phí cao, bệnh nhân thường ưu tiên các phương pháp truyền thống tiết kiệm hơn như tây y (tiêm, uống thuốc), đông y (châm cứu, bấm huyệt, bó thuốc, cấy chỉ) … Nhiều bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để tiết kiệm chi phí nằm viện. Khi nào đau, thì lại nhập viện, đỡ đau thì xuất viện. Nhưng sau nhiều lần nằm viện, bệnh tình không giảm mà còn nặng hơn. Lúc này, bệnh nhân mới nhận ra tổng chi phí nằm viện cũng không hề ít mà bệnh tình không giảm. Thậm chí, nhiều trường hợp, bệnh nhân chữa trị không kịp thời, phải phẫu thuật cột sống do thoát vị đĩa đệm đã trở nặng (giai đoạn 4). Chi phí phẫu thuật cột sống dao động từ 70-170 triệu/ca. Nhiều bệnh nhân hối hận những đã quá muộn. Tiền mất mà tật vẫn mang!

3.Ngại mất thời gian

Thời gian điều trị cũng là yếu tố mà nhiều bệnh nhân cân nhắc khi chữa các bệnh xương khớp, đặc biệt các bệnh nhân ngoại tỉnh, hoặc ở xa. Câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đặt ra: “Chữa trị chi phí có cao không? Điều trị mất bao nhiêu thời gian?” Nhiều bệnh nhân ngại thời gian điều trị kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Có thể đây sự lo lắng chính đáng của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu việc chữa trị không kịp thời hoặc chữa trị không đúng phương pháp, bệnh tình có thể trở nặng đến mức “vô phương cứu chữa”, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, bệnh nhân còn mất khả năng lao động, liệt vĩnh viễn. Vậy nên, với nhiều bệnh nhân, câu hỏi “điều trị mất bao nhiêu thời gian?’’ không quan trọng bằng “Điều trị hiệu quả như thế nào?”.

4.Ngại thời tiết xấu & dịch Covid 19



Gần đây, Hà Nội trải qua những ngày thời tiết lạnh và mưa liên tục, khiến nhiều người ngại ra đường, ngại đi làm và ngại đi khám chữa bệnh. Chỉ một số trường hợp, khi bệnh nhân quá đau đớn thì họ mới đi khám và chữa bệnh. Đây là suy nghĩ rất sai lầm vì “Bệnh nhân có thể chờ thời tiết, nhưng bệnh tình sẽ không kiên nhẫn chờ thời tiết hay bệnh nhân!” Nỗi lo sợ dịch Covid 19 cũng là yếu tố khiến nhiều bệnh nhân lo sợ, trì hoãn việc đi khám và chữa bệnh. Đây là điều dễ hiểu do diễn biến dịch Covid 19 vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn, phức tạp và người dân được khuyến cáo không nên tụ tập nơi đông người với lý do không chính đáng. Nhưng việc khám chữa bệnh là vô cùng cần thiết và không thể trì hoãn. Để bảo vệ an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh, bệnh nhân nên tuân thủ nguyên tắc 5K và lựa chọn những cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn trong phòng chống dịch bệnh như môi trường khám chữa bệnh thông thoáng, rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ, được trang bị thiết bị sát khuẩn đầy đủ và nhân viên được tiêm phòng vacxin đầy đủ. 

  Tóm lại, tâm lý 4 NGẠI là kẻ thù của sức khỏe xương khớp đặc biệt đối với nhiều bệnh nhân trung niên và cao tuổi với tình trạng bệnh lý mãn tính, phức tạp. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, tình hình bệnh tật sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng. Từ đó, để lại nhiều biến chứng và hậu quả khôn lường đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của bệnh nhân. Đừng để vì 4 NGẠI mà hối hận muộn màng!

Nếu bạn đang gặp vấn đề về cột sống, xương khớp, đừng ngại mà hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ qua hotline để được khám và điều trị kịp thời!
Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ
– CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800
– CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800  

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...