Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Đau lưng! Phương pháp điều trị hiệu quả!

Đau lưng! Phương pháp điều trị hiệu quả!

  Hơn 80% dân số bị đau lưng (đau thắt lưng) trong cuộc sống của họ. Hầu hết các trường hợp đau lưng có thể được liên kết với một nguyên nhân chung như bệnh căng cơ, chấn thương, mang vác nặng hoặc có thể do một số bệnh lý của cột ...
  Hơn 80% dân số bị đau lưng (đau thắt lưng) trong cuộc sống của họ. Hầu hết các trường hợp đau lưng có thể được liên kết với một nguyên nhân chung như bệnh căng cơ, chấn thương, mang vác nặng hoặc có thể do một số bệnh lý của cột sống, phổ biến nhất là: Thoát vị đĩa đệm, Bệnh thoái hóa đĩa đệm, Trượt cột sống, Hẹp ống sống và Thoái hóa khớp. Một số tình trạng ít phổ biến hơn cũng có thể gây ra đau thắt lưng, chẳng hạn như rối loạn chức năng khớp cùng chậu (sacroiliac joint dysfunction), khối u cột sống, đau cơ xơ hóa và hội chứng cơ hình lê (Piriformis syndrome).

1. Các triệu chứng đau thắt lưng

Đau thắt lưng có thể kết hợp nhiều loại triệu chứng. Nó có thể nhẹ và chỉ gây khó chịu hoặc có thể nghiêm trọng làm suy nhược cơ thể. Cơn đau thắt lưng có thể bắt đầu từ từ, hoặc xuất hiện đột ngột. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của cơn đau, các triệu chứng có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau rát di chuyển từ thắt lưng đến mặt sau của đùi, xuống cẳng chân hoặc bàn chân; có thể bao gồm tê hoặc ngứa ran (kiểu đau thần kinh tọa). Co thắt cơ bắp và căng cứng ở thắt lưng, xương chậu và hông. Đau nặng hơn sau khi ngồi hoặc đứng kéo dài. Khó khăn khi đứng thẳng, đi bộ hoặc chuyển từ đứng xang ngồi. Ngoài ra, các triệu chứng đau thắt lưng thường được mô tả theo loại khởi phát và thời gian: Đau cấp tính:  Loại đau này thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, và được coi là phản ứng bình thường của cơ thể đối với chấn thương hoặc tổn thương mô. Cơn đau giảm dần khi cơ thể lành lại. Đau thắt lưng bán cấp:  Kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng, loại đau này thường có tính chất cơ học (như căng cơ hoặc đau khớp) nhưng kéo dài. Tại thời điểm này, có thể cần phải khám Bác sỹ nếu cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng, công việc và giấc ngủ hàng ngày. Đau lưng mạn tính: Thường được định nghĩa là đau thắt lưng kéo dài hơn 3 tháng, loại đau này thường nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị ban đầu và cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân của cơn đau.

2. Nguyên nhân đau thắt lưng

2.1 Nguyên nhân đau thắt lưng cấp và bán cấp tính: Thông thường nhất, các vấn đề cơ học và chấn thương mô mềm là nguyên nhân gây đau thắt lưng. Những tổn thương này có thể bao gồm tổn thương các đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh và di chuyển không đúng cách của các khớp cột sống. Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thắt lưng là rách, căng cơ hoặc dây chằng. Bong, căng gân lưng có thể xảy ra đột ngột, hoặc có thể phát triển chậm theo thời gian từ các chuyển động lặp đi lặp lại. Căng cơ xảy ra khi một cơ bị kéo căng quá xa và rách, làm hỏng chính cơ bắp. Bong gân xảy ra khi căng quá mức và rách ảnh hưởng đến dây chằng, kết nối xương với nhau. Nguyên nhân phổ biến của bong gân và dây chằng bao gồm:
    • Nâng một vật nặng, hoặc xoắn vặn cột sống trong khi nâng.
    • Chuyển động đột ngột, chẳng hạn như ngã.
    • Tư thế xấu khi làm việc.
    • Chấn thương thể thao, đặc biệt là trong các môn thể thao liên quan đến xoắn vặn cột sống hoặc lực tác động lớn.
2.2 Nguyên nhân gây đau thắt lưng mạn tính Đau được coi là mạn tính một khi nó kéo dài hơn ba tháng và vượt quá quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Đau mạn tính ở thắt lưng thường liên quan đến vấn đề về đĩa đệm, vấn đề về khớp hoặc rễ thần kinh bị kích thích. Nguyên nhân phổ biến bao gồm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:  khi bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài và kích thích một rễ thần kinh gần đó. Phần thoát vị của đĩa đệm chứa đầy protein viêm làm viêm rễ thần kinh, cũng như chèn ép lên dây thần kinh, gây đau rễ thần kinh. Thành đĩa đệm được bao phủ sung quang bởi các sợi thần kinh, và vết rách xuyên qua thành có thể gây đau dữ dội. Bệnh thoái hóa đĩa đệm:  Khi sinh ra, đĩa đệm có đầy nước và khỏe mạnh nhất. Khi mọi người già đi theo thời gian, đĩa đệm sẽ mất hydrat hóa và thoái hóa. Khi đĩa mất hydrat hóa (mất nước), nó trở nên khô dòn và dễ gãy, mất khả năng đàn hồi, gây đau hoặc suy yếu có thể dẫn đến thoát vị. Đĩa cũng có thể bị xẹp và góp phần vào hẹp ống sống. Hội chứng khớp cột sống (facet joint syndrome):  là tình trạng đau xuất phát từ phần khớp giữa hai đốt sống liền kề nhau, hoặc còn được gọi là tình trạng viêm xương khớp cột sống. Các khớp này có sụn giữa xương và được bao quanh bởi một dây chằng mũ, rất giàu các dây thần kinh. Những khớp này có thể tự đau, hoặc kết hợp với đau đĩa đệm. Viêm khớp cùng chậu (Sacroiliac joint dysfunction): là tình trạng viêm ở một hoặc một số khớp nằm giữa xương cùng cột sống và xương chậu. Những khớp bị viêm thường có vị trí nằm ở gần hông, ở phần xương chậu phía dưới cột sống. Chính vì thế mà tình trạng viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các vị trí: Thắt lưng, hông, vùng mông đùi. Hẹp ống sống: là tình trạng ống sống bị thu hẹp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) gây chèn ép lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh do đó gây đau. Nguyên nhân hẹp ống sống có thể do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống, gai đôi đốt sống chèn vào ống sống. Trượt cột sống: Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân. Thoái hóa khớp cột sống: Tình trạng này là kết quả của sự bào mòn của các diện khớp và rách đĩa đệm. Nó gây ra đau, viêm, mất ổn định và hẹp ống sống. Thoái hóa có thể xảy ra ở một mức độ hoặc nhiều mức độ của cột sống thắt lưng. Biến dạng cột sống:  Biến dạng cột sống có thể bao gồm gù hoặc vẹo cột sống. Các biến dạng có thể làm đau thắt lưng nếu nó dẫn đến sự phá vỡ của các đĩa đệm, mặt khớp, khớp cùng chậu, hoặc hẹp ống sống. Chấn thương: Gãy xương cấp tính hoặc trật khớp cột sống có thể dẫn đến đau. Đau thắt lưng xuất hiện sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe cơ giới hoặc ngã, nên được đánh giá về mặt y tế. Gãy nén đốt sống: (vertebral compression fractures), hay còn gọi là gãy xẹp đốt sống, là tình trạng các đốt sống trong cột sống bị nén ép sụp xuống, dẫn đến đau dữ dội, biến dạng và giảm mất chiều cao của đốt xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống nhưng thường thấy ở phần đốt sông thắt lưng hay ở các đốt sống ngực. Loại gãy xương này là phổ biến nhất do xương yếu, chẳng hạn như do loãng xương, và phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

3. Chẩn đoán đau thắt lưng

Để đánh giá đúng tình trạng của người bệnh và chẩn đoán chính xác nguyên nhân của đau thắt lưng. Các bác sỹ cần phải thăm khám và chỉ định một số dịch chẩn đoán hình ảnh. Thăm khám, bệnh: Bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp các thông tin, như: cơn đau xuất từ bao giờ ? tình trạng cơn đau hiện tại như thế nào (đau, buốt, đau lan đến đâu…)? Đã dùng biện pháp nào để giảm đau? Tư thế nào giảm đau, tư thế nào làm cơn đau tăng lên? Trước đây có bị chấn thương không? Bác sỹ sẽ kiểm tra vị trí đau trên cột sống, khám phản xạ thần kinh, đánh giá trương lực của cơ bắp, kiểm tra biên độ của cột sống (người bệnh sẽ thực hiện động tác cúi, ngửa), kiểm tra nâng chân giúp phát hiện dấu hiệu chèn ép của thoát vị đĩa đệm. Chỉ định chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh phổ biến bao gồm: - Chụp X-quang:  được sử dụng đánh giá xương cột sống. X-quang cho thấy sự bất thường, chẳng hạn như viêm khớp, gãy xương, gai xương hoặc khối u. - Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc cột sống mà không sử dụng bức xạ tia X. Hình ảnh MRI cột sống có thể phát hiện những bất thường với các mô mềm, chẳng hạn như cơ bắp, dây chằng, và đĩa đệm. MRI cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí sai lệch hoặc phát triển quá mức khớp ở cột sống. [caption id="attachment_2363" align="aligncenter" width="300"] Thoát vị đĩa đệm L4-L5 trên phim cộng hưởng từ[/caption]

4. Điều trị đau thắt lưng

Tùy thuộc vào nguyên nhân của đau thắt lưng mà Bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp phổ biến sau hay được sử dụng: Uống thuốc Thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ thường được sử dụng trong giai đoạn cấp. Không nên dùng kéo dài vì gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn chức năng gan, thận. Tiêm steroid ngoài màng cứng Tiêm này liên quan đến một steroid được tiêm trực tiếp vào phần bên ngoài của túi màng cứng, bao quanh tủy sống.  Mục tiêu của tiêm là để giảm đau tạm thời bằng cách giảm viêm quanh rễ thần kinh bị chèn ép. Có nguy cơ nhiểm trùng nếu không đảm bảo vô khuẩn. Massage, Đông y, châm cứu Đây là những phương pháp điều trị chỉ có tác dụng giãn cơ, giảm đau tạm thời. Châm thường gây đau và có thể nhiễm trùng nếu không đả bảo vô khuẩn. Vật lý trị liệu Các bài tập giúp cho các khớp linh hoạt, cơ lưng khỏe hơn giúp vững cột sống. Hệ thống trị liệu công nghệ cao, như Laser, ultrasound therapy, electrotherapy Shockwave có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn, tái tạo mô, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục mà an toàn. Chiropractic - Trị liệu thần kinh cột sống Nắn chỉnh cột sống bằng phương pháp Chiropractic là một phương pháp an toàn, hiệu quả nhằm đưa cột sống dần về vị trí giải phẫu ban đầu và giảm đau hiệu quả. Phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada và một số quốc gia Châu Á trong điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, do có nhiều lợi thế so với các phương pháp khác, như: không tiêm, không dùng thuốc, không phẫu thuật. Phương pháp này đã được xâm nhập vào Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được tính đến sau khi các phương pháp khác không hiệu quả, khi tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm hay trở nên nặng hơn. Chỉ có khoảng 5% bệnh nhân phải sử dụng đến phẫu thuật mặc dù vậy tỉ lệ còn đau hoặc biến chứng sau mổ cũng không phải là thấp.

5. Khi nào cần thăm khám bác sỹ

Các cơn đau lưng do co thắt cơ chỉ cần chăm sóc tại nhà và nó sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Nhưng nếu đau không thuyên giảm trong vòng 1 đến 2 tuần thì cần được thăm khám với Bác sỹ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. NẾU BẠN BỊ ĐAU LƯNG!  Liên hệ ngay với hệ thống phòng khám Cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ để tìm ra nguyên nhânđiều trị an toàn bởi các Bác sỹ trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ. Hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ theo số hotline 097 184 8800 để được thăm khám và điều trị buổi đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ! >>> Tham khảo hệ thống trang thiết bị hiện đại của Việt Mỹ tại đây Hệ thống Phòng khám Cột sống, Xương Khớp & PHCN Việt Mỹ Hotline: (024) 6027 9800 - 097 184 8800 Website: https://cotsongvietmy.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/HTPKCSVietMy Địa chỉ: CS1: Tầng 5 - Tòa nhà Hòa Phát, Số 257 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội CS2: Tầng 1, tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội [contact-form-7 id="15"]

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...