Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Những tư thế có hại cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách phòng tránh!

Những tư thế có hại cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách phòng tránh!

Những tư thế có hại cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách phòng tránh! Có nhiều yếu tố gây nên các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng như mức độ thoát vị và vị trí của đĩa đệm. Nhưng bạn có thể bất ngờ vì các ...

Những tư thế có hại cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cách phòng tránh!

Có nhiều yếu tố gây nên các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng như mức độ thoát vị và vị trí của đĩa đệm. Nhưng bạn có thể bất ngờ vì các yếu tố hoàn cảnh cũng góp phần làm trầm trọng các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng như tư thế của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những tư thế không nên đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng và cách phòng tránh.  

Những nguy hiểm của việc nâng vật sai tư thế


Nguyên tắc chính là tránh dồn tải trọng làm việc lớn lên phần thắt lưng ( cột sống thắt lưng ) - vì sự căng cơ không đáng có này có thể làm nặng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn. Không quan trọng bạn đang nâng một thùng rỗng hay một thùng nặng, điều quan trọng là bạn phải tập nâng vật đúng tư thế. Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản để giúp bạn thực hiện chính xác điều đó:
  • Giữ ngực của bạn hướng về phía trước. Giúp bạn giữ lưng thẳng khi nâng vật, hãy uốn cong hông của bạn chứ không phải lưng dưới — và cố gắng giữ cho ngực của bạn hướng ra ngoài.
  • Làm chủ phần hông của bạn. Khi bạn thay đổi phương hướng trong khi nâng một vật, làm chủ phần hông để tránh gây áp lực không cần thiết lên vùng thắt lưng dưới của bạn.
  • Giữ vật gần cơ thể của bạn. Giữ vật bạn đang nâng càng gần cơ thể càng tốt.
Ngoài ra, chỉ nâng vật trong khả năng của bạn — nếu bạn cảm thấy không thể tự mình nâng chiếc hộp đó thì có thể nó quá nặng.  

Những nguy hiểm của việc ngồi sai tư thế


Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng tư thế ngồi gây áp lực lớn lên đĩa đệm cột sống  hơn tư thế đứng. Hơn thế, mọi người có xu hướng cúi người về phía trước khi ngồi vào bàn làm việc trong một thời gian dài. Điều này có thể làm căng quá mức các dây chằng cột sống của bạn và làm căng đĩa đệm bị thoát vị của bạn. Để giúp bảo vệ đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị khi ngồi, hãy cố gắng áp dụng những lưu ý sau vào cuộc sống hàng ngày của bạn:
  • Giữ lưng thẳng so với ghế, đồng thời giữ vai cao, và đầu thẳng với cột sống.
  • Giữ đầu gối của bạn ngang bằng với hông — hoặc  đầu gối cao hơn hông một chút nếu bạn đang ngồi tại bàn làm việc.
  • Giữ bàn chân của bạn nằm phẳng trên sàn nhà . Nếu chân bạn không thể với tới sàn nhà, bạn có thể mua dụng cụ để chân.
Ngay cả khi bạn có tư thế ngồi hoàn hảo, hãy đảm bảo rằng bạn duy trì vận động trong ngày. Một nguyên tắc nhỏ là rời khỏi ghế và di chuyển cứ 20 đến 30 phút một lần. Bạn có thể đi dạo, kéo dãn cơ tại bàn làm việc hoặc ít nhất là đứng lên và gọi điện thoại trong vài phút.  

Những nguy hiểm của đi bộ sai tư thế


Cho dù đi bộ để tập thể dục hay để làm việc vặt, đi bộ sai tư thế có thể gây kích ứng lên đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị của bạn. Ví dụ,bước chân quá dài sẽ tạo thêm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị của bạn, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Dưới đây tư thế đi bộ đứng cách:
  • Không chạm đất bằng đầu ngón chân: Chân tiếp đất bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.
  •  Đi chậm. Tốc độ chậm hơn thường có nghĩa là các bước ngắn hơn. Một cách đơn giản là bạn có thể nói chuyện trong khi đi bộ.
  • Giữ dáng thẳng . Giữ đầu và vai cao, và cố gắng tập trung vào một điểm ở xa trước mặt bạn.
  • Hóp bụng. Hóp bụng nhẹ về phía trước khi bạn đi bộ. Đảm bảo hít thở sâu và giữ một tốc độ thoải mái, nếu không, bạn sẽ không thể hóp bụng.
  • Tránh chạy nhanh hoặc chạy bộ. Chạy nhanh và chạy bộ có thể làm tăng áp lực nội đĩa đệm, điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Không có gì đảm bảo rằng tất cả những thông tin trên sẽ giúp bạn tránh được tất cả triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Nhưng nếu bạn chú ý đến tư thế của mình khi nâng vật, ngồi và đi bộ, bạn có thể thấy giảm đau đáng kể. Với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, việc điều chỉnh tư thế sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm bớt các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị tận gốc căn nguyên bệnh nên được đặt ưu tiên hàng đầu. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn là lựa chọn số 1. Hệ thống phòng khám cột sống, cơ xương khớp Việt Mỹ được trang bị hệ thống trị liệu hàng đầu của các nước EU, Hoa Kỳ  như hệ thống giải áp cột sống 3D D.O.C,  siêu âm, điện xung trị liệu, sóng sung kích(shockwave), laser trị liệu cường độ cao(công suất gấp 50 lần máy thông thường) có tác dụng giảm đau mạnh, giảm viêm, phục hồi tái tạo gân, cơ, dây chằng, kết hợp với các bài tập trị liệu được chuyển giao từ các bác sỹ trị liệu Hoa Kỳ (physiotherapist) rút ngắn một nửa thời gian điều trị, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người bệnh. Việt Mỹ đã chữa trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân gặp các vấn đề về cột sống, xương khớp như Thoát vị, thoái hóa đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp…..

Hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.
  Hệ thống  Phòng khám chuyên khoa Cột sống – Xương khớp Việt Mỹ
– CS1: Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline:  097 184 880
 – CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.  Hotline:  097 169 8800

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...