Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP NHƯNG NGUY HIỂM KHI CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ!

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP NHƯNG NGUY HIỂM KHI CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ!

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP NHƯNG NGUY HIỂM KHI CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ! "Bác sĩ báo nếu đến trễ quá, không điều trị được thì có thể phải cưa 2 chân tôi" - bà H. run rẩy kể lại giây phút bàng hoàng khi được các bác sỹ thông báo ...
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP NHƯNG NGUY HIỂM KHI CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ!

"Bác sĩ báo nếu đến trễ quá, không điều trị được thì có thể phải cưa 2 chân tôi" - bà H. run rẩy kể lại giây phút bàng hoàng khi được các bác sỹ thông báo về biến chứng nguy hiểm của việc đắp lá cây được xào với giấm vào đầu gối để chữa đau xương khớp.

Bà H. kể, bà bị đau chân đã lâu ngày, mỗi khi đứng lên ngồi xuống đều rất khó vì đau đớn. Nghe hàng xóm mách, uống thuốc nam và đắp lá cây thuốc được xào với giấm sẽ giúp hết đau, bà H. đã làm thử. Nhưng không ngờ, cơn đau không giảm mà còn nặng hơn, ngứa ngáy khó chịu, vùng đầu gối bị sưng tấy, bỏng đỏ, lở loét và nhiễm trùng sau 1 tuần. Lúc này bà mới vội vàng đến bệnh viện cấp cứu và may mắn được chữa trị kịp thời.

Bà H. cũng chỉ là 1 trong số hàng nghìn bệnh nhân được cấp cứu tại các bệnh viện mỗi năm sau những sai lầm khi tự chữa đau xương khớp tại nhà. Nhưng không phải ai cũng may mắn được chữa trị kịp thời để thoát khỏi nguy cơ tàn phế do cắt chi như bà H. đặc biệt là đối tượng người trung niên, cao tuổi. Vậy đâu là những sai lầm phổ biến khi chữa đau xương khớp tại nhà? Các chuyên gia của hệ thống phòng khám Cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ sẽ chia sẽ và giải đáp câu hỏi trên trong bài viết này.

1. Tự ý đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc và dược tính

Đây là sai lầm tuy không chết người nhưng cực kì nguy hiểm mà rất nhiều người Việt Nam mắc phải. Việc đắp/ chườm lá thuốc để giảm đau, chữa bệnh xương khớp là thói quen rất phổ biến đặc biệt ở vùng nông thôn. Bác sỹ Nguyễn Văn Phúc của Việt Mỹ chia sẻ, trong một số trường hợp đắp lá thuốc (như ngải cứu, lá thìa vôi và lá lốt) có công dụng giảm đau nhức xương khớp và giảm sưng tốt do dược tính của những lá thuốc này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân “nghe mách, nghe đồn” mà tự ý đắp lá thuốc khi không rõ dược tính, đắp vô tội vạ, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như trường hợp của bà H. kể trên. Trong nhiều trường hợp, việc đắp những loại lá không rõ nguồn gốc và dược tính, đặc biệt lên vùng có vết thương hở, gãy xương rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nhẹ thì sưng đỏ, ngứa rát. Trong trường hợp nặng thì nhiễm trùng, hoại tử khớp đe dọa tàn phế do phải cắt bỏ chi.

2.Tự ý sử dụng thuốc hoặc tiêm

 

Đây cũng là một sai lầm phổ biến của nhiều người, đặc biệt là người trung niên và cao niên. Tâm lý chung của nhiều người Việt là ngại đi khám, ngại tốn kém, sợ mất thời gian và muốn hiệu quả tức thì. Do đó, nhiều người khi bị đau xương khớp thường có xu hướng tự chữa ở nhà. Khi việc đắp lá thuốc không làm giảm đau, nhiều bệnh nhân thường sẽ chỉ mua thuốc giảm đau để uống, hoặc tiêm giảm đau. Việc uống thuốc hoặc tiêm chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Người bệnh có thể thấy hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm, tận gốc vì nó chỉ điều trị triệu chứng đau nhức mà thôi! Do đó, bệnh có thể tái phát nhanh chóng, và tình trạng bệnh có thể nặng hơn. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân thường sử dụng lại đơn thuốc cũ của mình hoặc người khác hoặc tiêm thuốc cũ mỗi khi bệnh tái phát. Điều này là cực kì nguy hiểm, vì có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, thuốc mất tác dụng. Không chỉ thế, sử dụng nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm (NSAIDs) dài ngày dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan như gan thận, tim mạch, hệ miễn dịch, và bệnh lý khác…., đe dọa sức khỏe và tính mạng với người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền.

3. Lạm dụng cao giảm đau, dầu nóng

Cao giảm đau và dầu nóng có tác dụng như chườm nóng, giúp giãn cơ, giãn nở mạch máu dó đó làm tăng lưu lượng máu và dưỡng chất đến các bộ phận bị tổn thương. Hiệu quả thư giãn cơ, làm giảm đau nhức. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vì thế mà lạm dụng cao giảm đau và dầu nóng. Họ có thói quen, bôi càng nhiều càng tốt, bôi ở bất kì bộ phận nào bị đau mà không tìm hiểu nguyên nhân gây đau nhức. Bác sỹ Phúc cũng chia sẻ thêm, chúng ta không nên sử dụng cao hoặc dầu nóng khi xuất hiện tình trạng sưng tấy, nóng đỏ ở vùng bị đau nhức. Nguyên nhân là do sức nóng của dầu nóng và cao giảm đau sẽ làm tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc thoa cao giảm đau và dầu nóng vào vùng có viết thương hở cũng nên tránh. Lí do là cao và dầu sẽ thấm qua da, vào sâu bên trong vết thương, làm vết thương lâu liền da, có khi gây kích ứng, phồng rột da gây thêm đau buốt cho người bệnh. Lưu ý khi sử dụng dầu nóng và cao giảm đau: Ngày 2 lần sáng và tối với lượng vừa đủ, thoa đều và xoa bóp nhẹ nhàng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng túi chườm nóng, khăn ấm, tắm nước ấm vừa để giảm đau, vừa để thư giãn và giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vào mùa đông.

4. Ngừng vận động và tập luyện



Ngừng vận động và tập luyện là điều mà nhiều bệnh nhân thường mắc phải khi bị đau nhức xương khớp. Do khi vận động, bệnh nhân thường cảm thấy đau hơn, từ đó sinh ra tâm lý “ngại và sợ vận động khi đau”. Tuy nhiên, ngừng vận động có thể dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc như tình trạng căng cứng cơ hoặc yếu cơ, lưu thông máu và dưỡng chất đến bộ phận tổn thương kém, hạn chế sự linh hoạt của các khớp cơ. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ chấn thương cơ, hoặc làm tình trạng chấn thương cơ trở nên nghiêm trọng hơn khi bị ngã. Lời khuyên của bác sỹ Phúc dành cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp là duy trì vận động và tập luyện. Bệnh nhân có thể duy trì đều đặn một số hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, khiêu vũ, bơi lội, tập dưỡng sinh, đi bộ… Việt Mỹ hy vọng các quý bạn đọc có thể tránh những sai lầm rất phổ biến khi tự chữa đau xương khớp tại nhà. Khi bị đau xương khớp, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở có uy tín để được chữa trị kịp thời và đúng cách, tránh những hậu quả đáng tiếc!

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline, hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và điều trị kịp thời!
Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ
– CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800
– CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...