Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Những điều cơ bản bạn cần biết về bệnh loãng xương!!!!

Những điều cơ bản bạn cần biết về bệnh loãng xương!!!!

Những điều cơ bản bạn cần biết về bệnh loãng xương!!!! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về hữu ích về loãng xương như biến chứng thường gặp và đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương.   Loãng xương là gì? Loãng xương là tình ...

Những điều cơ bản bạn cần biết về bệnh loãng xương!!!!

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về hữu ích về loãng xương như biến chứng thường gặpđối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương.
 
  1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng mật độ xương thấp và sự suy giảm cấu trúc của mô xương làm tăng nguy cơ gãy xương.
  1. Loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương giai đoạn đầu không gây ra đau đớn hoặc các triệu chứng rõ ràng. Giai đoạn về sau sẽ gây ra các biến chứng:
  • Tình trạng đau kéo dài. Nhất là những trường hợp loãng xương gây xẹp đốt sống chèn ép vào các rễ dây thần kinh.
  • Biến dạng cột sống: rất hay gặp ở nữ giới với hình ảnh lưng còng. Người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống. Nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. Nặng hơn có thể gây khó thở… 
  • Gãy xương là biến chứng nặng của loãng xương cổ tay, gãy cổ xương đùi, gãy lún xẹp đốt sống 
  • Gây giảm khả năng vận động của người bệnh. Thâm chí có thể gây tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.
  1. Ai có nguy cơ mắc phải?

Để phát hiện sớm bệnh loãng xương, cũng như đối tượng có nguy cơ gãy nén đốt sống do tình trạng này, nên sàng lọc các yếu tố nguy cơ dựa trên lứa tuổi và giới tính. Nếu sàng lọc xác định nguy cơ loãng xương tương đối cao, có thể chỉ định xét nghiệm mật độ xương (đo mật độ loãng xương). Nói chung, tất cả phụ nữ trên 65 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao và nên được kiểm tra mật độ xương. Một số khuyến nghị kêu gọi phụ nữ nên sàng lọc loãng xương sớm từ tuổi 50.  Mặc dù không có khuyến nghị chính thức nào ở Hoa Kỳ dành cho nam giới, những người ít có nguy cơ mắc bệnh hơn, nhưng nam giới trên 70 tuổi thường được khuyến cáo nên tầm soát.


Xương được hình thành thông qua một quá trình khác biệt hoàn toàn so với hầu hết các mô khác trong cơ thể. Thay vì phát triển bởi sự phân bào, xương trải qua một quá trình liên tục phá vỡ/loại bỏ các tế bào cũ và xây dựng các tế bào mới ở vị trí của chúng. Loãng xương xảy ra khi số lượng tế bào xương bị phá vỡ nhanh hơn khả năng tái tạo tế bào xương mới, dẫn đến mật độ xương bị suy giảm. Hầu hết mọi người đạt đến khối lượng xương cao nhất trong độ tuổi từ 18 đến 25. Giai đoạn này, quá trình tái tạo và tiêu hủy xương xảy ra với cùng tốc độ. Khi một người già đi,xuất hiện sự thay đổi của  các hormone ảnh hưởng đến quá trình tái tạo và tái hấp thu xương và các tế xương bị gãy nhiều hơn mức tế bào xương có thể được tái tạo. Chính vì vậy, những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng loãng xương cần bổ sung thêm Canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm chức năng. Điều nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe xương. 
 Để biêt thêm thông tin, và những lời khuyên và bài tập hữu ích miễn phí, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline hoặc để lại comment dưới phần bình luận. Việt Mỹ hỗ trợ bạn 24/7!  
Hệ thống  Phòng khám chuyên khoa Cột sống - Xương khớp Việt Mỹ
- CS1: Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội    Hotline:  097 184 8800
- CS2: Tầng 1 Toà 34T - Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội   Hotline:  097 169 8800
( Theo: Spine- health.com)

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...