Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?

NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?

Nội dung trong bài: NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?1. Các thực phẩm tốt cho thoát vị đĩa đệm1.1 Các thực phẩm giàu canxi1.2 Các thực phẩm giàu Glucose1.3 Thực phẩm giàu Glucosamine1.4 Omega-31.5 Các loại vitamin như vitamin A và C2.Các thực phẩm ...

NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU KHỎI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM?

Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cung cấp đủ chất cho cơ thể mà còn đẩy nhanh quá trình hồi phục của các tổn thương. Do đó, nó cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị các bệnh cơ xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Vậy nên và không nên ăn gì khi bị mắc thoát vị đĩa đệm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với các chuyên gia của hệ thống phòng khám Cột sống xương khớp & PHCN Việt Mỹ.

1. Các thực phẩm tốt cho thoát vị đĩa đệm

1.1 Các thực phẩm giàu canxi

Ai cũng biết đến tầm quan trọng của canxi đến sức khỏe xương khớp. Nên khi mắc thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên bổ sung canxi qua chế độ ăn hằng ngày. Canxi giúp chữa lành tổn thương và tăng cường sức khỏe cho cột sống và xương khớp.  Từ đó, áp lực lên các đĩa đệm cũng được giảm bớt, quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cũng thuận lợi hơn.

Canxi có nhiều trong bơ, sữa, phô mai, và các loại rau như: rau cải xoắn, đậu phộng, đậu hũ và súp lơ.

Ngoài ra, nên kết hợp bổ sung vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời để việc hấp thụ Canxi vào xương tốt hơn.

1.2 Các thực phẩm giàu Glucose

Glucose cung cấp năng lượng trực tiếp cho cơ thể, như nhiên liệu để động cơ hoạt động. Năng lượng được cung cấp cho tế bào hoạt động, thực hiện các hoạt động sống trong cơ thể và các hoạt động hàng ngày như nghỉ ngơi, học tập, làm việc…

Hơn thế nữa, qua các nghiên cứu, glucose được chứng minh góp phần đáng kể cho quá trình chữa lành, thúc đẩy tự làm lành của đĩa đệm cột sống bị tổn thương.  Nên Glucose cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Glucose trong nhiều loại thực phẩm, nhưng nên chọn loại glucose từ tự nhiên như hoa quả, bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc …

 

1.3 Thực phẩm giàu Glucosamine

Bản chất, Glucosamine cũng là một loại Glucose. Các nhà khoa học đã chứng minh, glucosamine có khả năng làm chậm sự thoái hóa đĩa đệm tốt hơn các loại Glucose khác. Do đó, các chuyên gia cũng khuyên bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Glucosamine có nhiều trong tôm hoặc động vật giáp xác khác, nước luộc xương.

Dù là 1 loại Glucose, nhưng Glucosamine không ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ insulin và hiệu quả của insulin, do đó người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng.

Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng này để tránh dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong đó.

1.4 Omega-3

Acid béo omega -3 có tác dụng giúp giảm đau, giảm viêm ở  bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Acid này có  nhiều trong các nguồn thực phẩm như: Các loại cá như: cá thu, cá ngừ, cá hồi và một số loại hạt như: óc chó, macca, hạt hạnh nhân. Bổ sung dưỡng chất này từ dầu cá hoặc thực phẩm chức năng cũng là 1 lựa chọn tốt.

1.5 Các loại vitamin như vitamin A và C

Vitamin A không chỉ tốt cho mắt, nó còn thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn nhanh trưởng thành. Từ đó, giúp các đốt sống khỏe mạnh và nuôi dưỡng đĩa đệm tốt.  Vitamin A cũng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của các đĩa đệm bị tổn thương.

Trong khi đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các collagen. Các collagen khỏe mạnh giúp các tổn thương ở đĩa đệm bị thoát vị  có thể tự chữa lành và hồi phục. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa do là 1 chất oxy hóa, là chất kháng viêm. Do đó, nó giúp cải thiện tình trạng viêm cho đĩa đệm và các mô xung quanh.

Vitamin A có nhiều trong các loại hoa quả màu đỏ như: Ớt, cà rốt, cà chua, bí đó. Một số thực phẩm khác như: sữa, thịt bò, khoai lang. Chúng ta có thể tìm thấy vitamin C có nhiều trong các loại trái cây: Bưởi, cam, chanh,ớt đỏ….

2.Các thực phẩm nên tránh/ ăn hạn chế:

2.1 Thực phẩm chứa lượng tinh bột lớn

Khi nạp lượng tinh bột nhiều, nguy cơ tăng đột biến insulin và viêm cơ khớp là rất cao. Từ đó, làm tình trạng viêm ở đĩa đệm thoát vị càng nghiêm trọng.  Do đó, hãy thay thế thực phẩm chứa nhiều tinh bột như ngũ cốc tinh chế, gạo bằng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang hoặc thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt. Vì các thực phẩm này chứa ít lượng tinh bột.

2.2 Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện

Đường tinh luyện có nhiều tác hại với cơ thể như tăng tình trạng sưng viêm ở các tổn thương, tăng nguy cơ tim mạch, và béo phì tăng cân. Khi mắc thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nạp quá nhiều đường tinh luyện, đĩa đệm bị viêm nặng hơn, cân nặng tăng cũng làm tăng áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế đường tinh luyện, thay vào đó sử dụng một số loại đường tự nhiên, đường thô tốt cho sức khỏe. Vì thế nên tránh ăn bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có gas do các thực phẩm, đồ uống này chứa lượng đường tinh luyện lớn tạo độ ngọt.

2.3 Thịt đỏ

Thịt đỏ tuy có lượng protein phong phú tốt cho sức khỏe, nhưng chứa chất neu5gc, khiến phản ứng viêm nặng hơn. Nên bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và gout nên tránh hoặc hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

2.4 Thực phẩm chế biến sẵn nhiều hóa chất

Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe xương khớp cũng như hệ tim mạch như đường tinh luyện, tinh bột nhiều, muối, chất tạo màu, chất tạo hương vị, chất bảo quản.

2.5 Rượu bia, đồ uống có cồn hoặc gas

Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu và cà phê có thể khiến bệnh tình diễn tiến trầm trọng hơn.

Để có thêm những lời khuyên hoặc tư vấn về sức khỏe cột sống, cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại số điện thoại!

  Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ

– CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800

– CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

 

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...