Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Làm thế nào để bảo vệ cột sống khi bị loãng xương?

Làm thế nào để bảo vệ cột sống khi bị loãng xương?

Làm thế nào để bảo vệ cột sống khi bị loãng xương? Trong 1 số trường hợp loãng xương, 1 hoặc hơn 1 đốt sống có thể trở nên yếu đến mức không thể chịu nổi toàn bộ trọng lượng cơ thể và hình thành những vết nứt nhỏ. Loại gãy này, ...

Làm thế nào để bảo vệ cột sống khi bị loãng xương?

Trong 1 số trường hợp loãng xương, 1 hoặc hơn 1 đốt sống có thể trở nên yếu đến mức không thể chịu nổi toàn bộ trọng lượng cơ thể và hình thành những vết nứt nhỏ. Loại gãy này, được gọi là gãy xẹp/lún đốt sống (vertebral compression fracture), có thể gây đau đớn và đôi khi làm các triệu chứng trở nên tệ hơn như: Tê bì, mất cảm giác, hoặc biến dạng đốt sống (gù lưng). Rất may, bạn có thể thực hiện 1 số bước sau đây để giảm thiểu nguy cơ gãy xẹp/lún đốt sống, cũng như tìm cách chữa trị khi bị gãy xẹp đốt sống: Mặc dù loãng xương không gây đau lưng, nhưng nó có thể làm suy yếu các đốt sống cột sống và khiến chúng dễ bị gãy xương gây đau đớn.
Làm thế nào để bảo vệ cột sống khi bị loãng xương?

1. Thăm khám bác sỹ thường xuyên:

        Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng bệnh mãn tính như loãng xương,  bạn cần đi kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình hình bệnh hiện tại và cân nhắc kế hoạch điều trị cần thiết. Ví dụ, bác sỹ sẽ chỉ định 1 số thuốc cần thiết điều trị loãng xương như : Bisphophonate giúp giảm nguy cơ gãy xẹp/lún đốt sống.

2. Ăn uống lành mạnh và loại bỏ các thói quen xấu:

    -  Mọi người cần đủ lượng Canxi cho sức khỏe xương. Nếu bạn bị loãng xương hoặc mật độ xương thấp, bác sỹ có thể chỉ định bổ sung Canxi. Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ vitamin D, K2  cũng rất cần thiết vì vitamin D giúp hấp thụ canxi vào xương.    
  - Nên bỏ thói quen hút thuốc. Hút thuốc làm xương yếu đi , thậm chí làm tình trạng loãng xương tồi tệ hơn.
    
  - Uống đồ uống có cồn hoặc có gas thường xuyên cũng khiến xương yếu đi. Nếu bạn có thói quen uống đồ uống chứa cồn hoặc có gas mỗi ngày nên từ bỏ hoặc cắt giảm.

  - Tham khảo bác sỹ để tìm ra chế độ ăn uống cân bằng phù hợp với bạn. Dù việc cung cấp canxi cho xương là cần thiết nhưng dư thừa canxi có thể gây nên 1 số vấn đề như sỏi thận.

3. Duy trì hoạt động ở mức độ phù hợp

    Cụm từ "Sử dụng hay để mất" đặc biệt đúng khi nói đến xương của bạn. Các bài tập chịu trọng lực giúp xây dựng và duy trì mật độ xương. Mặt khác, lười vận động khiến xương mỏng và yếu đi.      Về  tổng quan, mọi người nên duy trì vận động và tập luyện thường xuyên. Nếu bạn bị chẩn đoán loãng xương hay mật độ xương thấp, hãy tham khảo bác sỹ những bài tập nào phù hợp hay không phù hợp với bạn. Phác đồ vật lý trị liệu chuyên sâu, tập trung vào những bài tập an toàn về sức bền được đề xuất để xây dựng sức mạnh cơ và mật độ xương. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc luyện tập sức bền có thể làm tăng sức mạnh cho cả cơ bắp và xương, thậm chí, với người lớn tuổi, còn giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.     Hầu hết những người bị loãng xương được khuyến khích thực hiện các bài tập chịu trọng lực để duy trì mật độ xương tốt hơn. Tuy nhiên, 1 số bài tập không được khuyến khích. Ví dụ, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên nâng vật nặng, ngồi lên hoặc cúi xuống để chạm vào các ngón chân, điều này có thể áp lực quá mức cho cột sống.

Gãy xẹp đốt sống thắt lưng L1 trên phim X quang

4. Đừng bỏ qua gãy xẹp đốt sống

- Bất cứ khi nào bạn bị đau lưng  từ 1 đến 2 tuần trở lên, bạn nên thăm khám bác sỹ. Bỏ qua triệu chứng đau lưng và nguy cơ gãy xẹp đốt sống có thể dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn như: Làm tăng cơn đau, tăng tê bì ,mất cảm giác, cảm giác yếu đi, và biến dạng đốt sống nghiêm trọng.
- Hầu hết các ca gãy xẹp đốt sống có thể chữa trị không qua phẫu thuật như: Nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, chườm đá hoặc chườm nóng trong thời gian chờ các vết nứt/ gãy dần dần tự hồi phục. Nếu các phương pháp không qua phẫu thuật trên không thể kiểm soát thành công cơn đau, thì bạn cần cân nhắc phương pháp phẫu thuật. 1 số phương pháp phẫu thuật cho gãy xẹp đốt sống bao gồm:
- Bơm xi măng cột sống không dùng bóng ( Vertebroplasty) : Đây là thủ thuật nội soi- vi phẫu. Trong phẫu thuật này, bác sỹ sẽ cẩn thận đặt 1 ống thông qua lưng vào vết gãy xẹp, sau đó bơm xi măng xương làm đầy vết gãy xẹp và tái tạo lại sự ổn định cho đốt sống.
- Bơm xi măng cột sống dùng bóng ( Kypholasty) Thủ thuật này tương tự thủ thuật trên, nhưng 1 bóng nhỏ được chèn vào trong vị trí gãy xẹp rồi được bơm căng để phục hồi độ dài đốt sống bị xẹp về gần vị trị ban đầu, sau đó bơm xi măng xương. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cả 2 thủ thuật bơm xi măng xương dùng và không dùng bóng nói trên đều có hiệu quả trong việc giảm cơn đau do gãy xẹp đốt sống, đặc biệt khi được thực hiện trong vòng 2 tháng sau khi gãy xương. Bằng cách làm theo những lời khuyên trên, bạn đang trên đường bảo vệ cột sống của mình và kiểm soát thành công bệnh loãng xương.

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...