Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ TRIỀN MIÊN?

LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ TRIỀN MIÊN?

LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ TRIỀN MIÊN? Giấc ngủ ngon giúp bộ não được nghỉ ngơi, đồng thời trở lại cân bằng, sau một ngày dài lao động mệt mỏi, căng thẳng để hôm sau bắt đầu công việc hiệu quả. Nếu mất ngủ triền miên, cơ thể mệt mỏi, sút ...

LÀM GÌ KHI BỊ MẤT NGỦ TRIỀN MIÊN?

Giấc ngủ ngon giúp bộ não được nghỉ ngơi, đồng thời trở lại cân bằng, sau một ngày dài lao động mệt mỏi, căng thẳng để hôm sau bắt đầu công việc hiệu quả. Nếu mất ngủ triền miên, cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh, căng thẳng, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp tăng… Từ đó, chất lượng cuộc sống, công việc bị giảm sút. Vậy mất ngủ triền miên là gì? Cần làm gì khi mất ngủ triền miên? Các chuyên gia của hệ thống phòng khám cột sống- xương khớp & PHCN Việt Mỹ sẽ giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết này.

1.Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ là trạng thái ức chế đồng thời bảo vệ não bộ để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe cho não bộ. Khi chúng ngủ, cơ thể diễn ra quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Nhờ đó, cơ thể và não bộ được thu nạp chất. Thực chất của giấc ngủ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe sau ngày dài lao động- sức khỏe bị hao tổn đặc biệt não bộ. Ngoài ra, giấc ngủ ngắn hay giấc ngủ dài có thể giúp điều trị một số bệnh theo kết quả của một số nghiên cứu.

Mất ngủ triền miên là gì?

Đây là tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hoặc giấc ngủ chập chờn trong khoảng từ 3 tuần trở lên. Đây được coi là hội chứng rối loạn giấc ngủ. Hay còn có tên khác là mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên. Tình trạng này được xác định khi người bệnh bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/ tuần, và kéo dài liên tục trên 3 tuần. Một số triệu chứng điển hình mà người bệnh thường gặp phải:
  • Không ngủ được một mạch, thức dậy nhiều lần trong đêm
  • Buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Không buồn ngủ
  • Bắt đầu giấc ngủ khó
  • Giarm trí nhớ
  • Tính tình cáu gắt
  • Cảm thấy chán nản, u sầu
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt
  • Mất tập trung

2.Mất ngủ triền miên do đâu?

Theo các chuyên gia của Việt Mỹ, mất ngủ kinh niên chủ yếu do 4 nhóm yếu tố chính:

2.1 Do rối loạn thói quen giờ giấc sinh hoạt kéo dài


+ Người bệnh thường xuyên thức khuya để học tập, làm việc, xem phim, giải trí…và dậy muộn vào sáng hôm sau. Dần dần, đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
+ Do thói quen dùng các chất kích thích như rượu, bia, café…ức chế não bộ nghỉ ngơi, kích thích hệ thần kinh trung ương hoạt động mạnh mẽ. Từ đó, gây mất ngủ.
+ Stress, áp lực công việc cũng có thể khiến bạn lo lắng và cơ thể và não bộ không được nghỉ ngơi. Gây mất ngủ mãn tính.
+ Sử dụng những thiết bị điện tử, điện thoại trước khi đi ngủ sẽ khiến bộ não hoạt động mạnh mẽ, cơ thể càng tỉnh táo, gây khó ngủ.

2.2 Do bệnh lý:

Một số bệnh lý về thần kinh, cột sống và cơ xương khớp có thể dẫn đến biến chứng là hội chứng rối loạn giấc ngủ. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây mất ngủ. Khi các cơn đau do các bệnh như thoát vị/ thoái hóa đĩa đệm, đau nhức mỏi khớp gây mất ngủ. Hoặc các bệnh lý về thần kinh gây tổn thương não bộ.

2.3 Do sinh lý, tuổi tác:


Tuổi tác và sinh lý là nguyên nhân không thể không đề cập đến. Lí do là khi tuổi càng tăng thì nồng độ Melatonin – hormone do tuyến tùng tiết ra giả. Mà Melatonin – hormone rất quan trọng trong việc điều hòa sinh học ngủ – thức của cơ thể. Do đó, tuổi càng cao thường có xu hướng ít ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

2.4 Do tác dụng phụ của thuốc



Khi sử dụng một số loại thuốc, người bệnh thường được khuyến cáo về một số tác dụng phụ. Trong đó, có tác dụng phụ gây mất ngủ, ức chế giấc ngủ. Khi sử dụng thuốc kéo dài, tình trạng mất ngủ kinh niên có thể xảy ra ngay cả khi đã ngưng sử dụng thuốc. Ví dụ như các loại thuốc chống trầm cảm, nhuận tràng, lợi tiểu, thuốc hóa trị…

3. Vậy cần làm gì khi bị mất ngủ triền miên?

Nhiều bệnh nhân khi bị mất ngủ kéo dài, thường tự ý mua một số loại thuốc ngủ để sử dụng. Sau đó, khi thuốc giảm tác dụng, bệnh nhân thường sẽ tăng liều lượng thuốc và lạm dụng các loại thuốc. Từ đó, gây nên nhiều biến chứng lên dạ dày, gan thận, làm nặng các tình trạng bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch. Đặc biệt đối với người trung/ cao tuổi – đối tượng dễ mắc tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của bệnh nhân Theo các chuyên gia, đầu tiên, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Bệnh nhân nên đi thăm khám sớm, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi xác định được nguyên nhân gây mất ngủ, bác sỹ có thể đưa ra hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Từ đó, có thể giải quyết tận gốc tình trạng mất ngủ kinh niên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thay đổi tư thế ngủ và thử một số mẹo trước khi ngủ để giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi để có thể dễ ngủ hơn.  

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline, hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và điều trị kịp thời!
 
Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ
– CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800
– CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...