Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

KHI NÀO VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN KIỂM TRA ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG?

KHI NÀO VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN KIỂM TRA ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG?


KHI NÀO VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN KIỂM TRA ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG?
1.Những ai dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống?
2. Khi nào bệnh nhân nên đi thăm khám và kiểm tra đĩa đệm, cột sống và xương khớp?
KHI NÀO VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN KIỂM TRA ...

KHI NÀO VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN KIỂM TRA ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG?

Theo thống kê, 80% dân số Việt Nam có ít nhất một khoảng thời gian bị đau lưng, và có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh về thoát vị, thoái hóa đĩa đệm cột sống. Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 30- 60 tuổi. Trước tình trạng báo động này, khi nào và những đối tượng nào cần kiểm tra cột sống, đĩa đệm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của hệ thống phòng khám cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm – “đệm giảm xóc” giữa các đốt xương sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Từ khoảng 30 tuổi trở lên, nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống của mỗi người sẽ tăng lên theo thời gian do nhiều nguyên nhân như nhân nhầy đĩa đệm bị khô dần, bao xơ bên ngoài bị xơ hóa, rạn nứt, thậm chí có thể bị rách ra, khiến nhân nhầy thoát vị, chèn ép lên rễ thần kinh gần đó hoặc ống sống. Tình trạng này gây ra những cơn đau ở vùng cột sống.

1.Những ai dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống?

Bất cứ ai trong độ tuổi từ 30 – 35 trở lên cũng có thể bị thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống. Trước đây, bệnh chỉ phổ biến ở những người cao tuổi hoặc lao động nặng nhọc suốt thời gian dài. Tuy nhiên, hiện nay, cả những người trẻ tuổi, làm việc nhẹ nhàng nhưng thói quen sinh hoạt không khoa học, hoặc làm việc, sinh hoạt và học tập sai tư thế trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Dưới đây là 6 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm:

Người cao tuổi: Thực tế, dù chúng ta chăm sóc sức khỏe tốt đến đâu cũng không chống lại được quy luật của tạo hóa, đó là sự lão hóa, già đi. Xương khớp và cột sống cũng vậy. Tuổi càng cao, xương khớp và cột sống càng yếu, khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D… càng giảm. Điều này dẫn đến khả năng mắc bệnh lý xương khớp, cột sống càng cao, dễ xuất hiện các triệu chứng của loãng xương, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Những người bị thừa cân, béo phì: Một trong những nguyên nhân khiến đĩa đệm bị thoát vị, thoái hóa nhanh là áp lực lớn tác động lên đĩa đệm, khiến đĩa đệm bị biến dạng. Ở những người bị thừa cân, béo phì, cân nặng lớn từ các mô mỡ sẽ chèn ép, tạo áp lực lớn lên cột sống vượt quá ngưỡng chịu đựng. Vì vậy, những người này cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống hơn những bệnh nhân có cân nặng bình thường.

Những người lao động nặng nhọc trong thời gian dài: Cường độ làm việc cao và áp lực lớn, liên tục lên cột sống cũng làm cho nhân nhầy trong đĩa đệm dễ bị thoát vị ra ngoài, đặc biệt nhiều người còn làm việc sai tư thế quá lâu, gây tổn thương thêm lên đĩa đệm. Áp lực công việc, stress do công việc quá lớn cũng sẽ khiến dây thần kinh tủy sống bị chèn ép, gây ra những cơn đau thường xuyên ở cột sống.

Những người làm việc văn phòng: Với tính chất thường xuyên phải ngồi làm việc, ít vận động và ít thay đổi tư thế, làm việc sai tư thế nên cũng làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cùng nhiều bệnh về xương khớp khác như đau mỏi cổ vai gáy, hội chứng ống cổ tay…

Những người có thói quen sinh hoạt không hợp lý: Lười vận động, duy trì thói quen vận động không tốt,sai tư thế trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng không tốt tới cột sống, tăng khả năng bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Những người có bệnh về xương khớp bẩm sinh hoặc tiền sử gia đình, người thân mắc các bệnh như như gai cột sống, cong vẹo cột sống, gù lưng … cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về cột sống, cơ xương khớp.

2. Khi nào bệnh nhân nên đi thăm khám và kiểm tra đĩa đệm, cột sống và xương khớp?

Theo khuyến cáo, kể từ độ tuổi 30 – 35 trở lên, mỗi chúng ta đều cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện sớm các rủi ro và nguy cơ. Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm sớm, giúp người bệnh có kế hoạch chăm sóc và điều trị hiệu quả ngay từ đầu, tránh được đau đớn và những biến chứng đáng tiếc. Tuy nhiên, với điều kiện công việc và sinh hoạt bận rộn, có nhiều người khó có thể kiểm tra sức khỏe thường xuyên được. Tuy nhiên, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi bạn có những dấu hiệu bất thường sau đây:

– Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đau mỏi vùng cổ vai gáy; cứng cổ; đau mỏi lan rộng từ 2 bả vai xuống cánh tay; tê bì cánh tay, bàn tay, yếu tay…

– Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đau mỏi thắt lưng không rõ nguyên nhân, ngồi đúng tư thế vẫn có cảm giác đau; đau nhức dữ dội khi vận động mạnh, đau lan từ thắt lưng xuống 1 hoặc 2 chân; tê bì chân, gan bàn chân; yếu chi; hạn chế khả năng vận động như cúi thấp, ngồi xổm lâu, ưỡn lưng…

– Một số triệu chứng khác: Đau thần kinh tọa, tê bì 1 bên chân và tay; rối loạn chức năng đại tiểu tiện…

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường!

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ

CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800

CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

 

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...