Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

ĐẠP XE GÂY ĐAU MỎI CỔ VÀ LƯNG, ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?

ĐẠP XE GÂY ĐAU MỎI CỔ VÀ LƯNG, ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?

Nội dung trong bài:ĐẠP XE GÂY ĐAU MỎI CỔ VÀ LƯNG, ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?1.Những lợi ích của việc đạp xe tới cột sống2.Nguyên nhân gây đau, mỏi cổ và lưng khi đạp xe 3.Phòng ngừa chấn thương lưng hoặc cổ khi đi xe đạp ĐẠP XE GÂY ĐAU MỎI CỔ VÀ ...

ĐẠP XE GÂY ĐAU MỎI CỔ VÀ LƯNG, ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?

Đạp xe là một hình thức tập thể dục phổ biến đặc biệt với những người bị đau lưng. Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể cảm thấy mỏi, đau cổ và lưng nếu đạp xe lâu. Vậy đâu là cách khắc phục cho tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của hệ thống phòng khám Cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ.

1.Những lợi ích của việc đạp xe tới cột sống

  • Đạp xe gây ra ít áp lực cho cột sống hơn các bài tập thể dục khác như chạy bộ hoặc yoga. Đạp xe tại chỗ đặc biệt nhẹ nhàng đối với cột sống.
  • Một số người có tình trạng lưng nhất định thường cảm thấy thoải mái hơn với tư thế nghiêng người về phía trước khi ngồi trên xe đạp. Hẹp ống sống thắt lưng là ví dụ điển hình mà hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn ở tư thế nghiêng người về phía trước.
  • Đối với người bệnh đau thắt lưng, trong đó tư thế ngả lưng ( nằm) cho cảm giác tốt hơn, có thể đạp xe trên không. Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là ví dụ về tình trạng nhiều người cảm thấy tốt hơn khi nằm nghiêng.

2.Nguyên nhân gây đau, mỏi cổ và lưng khi đạp xe

– Một số bệnh nhân cúi đầu nhiều khi đạp xe, gây đau mỏi cổ vai gáy nếu đạp xe lâu.

– Khi đạp xe, cơ lưng ít được vận động hơn so với cơ chân nên việc lưu thông máu và dưỡng chất tới vùng lưng có thể bị ảnh hưởng.

– Khi đạp xe, cơ lưng có thể bị kéo căng, do cột sống thắt lưng bị gập hoặc kéo lên khi đạp xe.

– Tư thế ngồi trên xe đạp, cổ cong về phía sau, có thể làm căng cổ và lưng trên, đặc biệt là khi xe đạp được trang bị các thanh khí động học.

– Địa hình đạp xe gồ ghề làm tăng áp lực chèn ép lên cột sống, có thể dẫn đến đau lưng, thậm chí thoát vị đĩa đệm nếu tình trạng này kéo dài.

3.Phòng ngừa chấn thương lưng hoặc cổ khi đi xe đạp

  • Chọn xe đạp phù hợp với mục đích của bạn. Đối với những bệnh nhân đạp xe bình thường, một chiếc xe đạp leo núi có tay cầm thẳng, cao hơn (cho phép tư thế đạp xe với lưng thẳng hơn) và lốp lớn hơn (giảm xóc tốt hơn) có thể là lựa chọn tốt hơn so với kiểu xe đua.
  • Điều chỉnh xe đạp phù hợp với cơ thể như độ cao của yên xe, khoảng cách giữa tay cầm và yên xe.
  • Sử dụng hình thức đạp xe phù hợp với cơ thể ( đạp xe tại chỗ, đạp xe địa hình bằng phẳng, hoặc đạp xe trên không…) ; sử dụng lực của cánh tay phù hợp và giữ cho phần ngực hướng lên.
  • Luân phiên nâng và hạ đầu nhẹ nhàng để thả lỏng cổ và tránh mỏi cổ vai gáy. 
  • Sử dụng các phụ kiện giảm xóc cho xe bao gồm ghế và bọc yên xe, bao tay lái, bao tay…

Đạp xe tuy không đặc biệt giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ cốt lõi là cơ bụng và cơ lưng, nhưng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm đau lưng dưới nếu bện nhân đạp xe đúng cách. Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân nên điều trị nguyên nhân gây đau lưng, đồng thời thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho lưng và đạp xe đúng cách.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hoặc để lại số điện thoại nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ vấn đề gì về cột sống, cơ xương khớp!

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ

CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800

CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800

 

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...