Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua

Nội dung trong bài:1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bệnh học2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng4. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt ...

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh về cột sống rất thường gặp hiện nay, nhất là ở tuổi trung niên, và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khá chủ quan khi nhận thấy những biểu hiện đau nhức cột sống hay tê mỏi chân tay của mình.


Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không những gây đau đớn, khó chịu, bất tiện trong lao động và sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng khó lường cho sức khỏe. Phòng khám Thần kinh cột sống Việt Mỹ sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết về căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong bài viết dưới đây:

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bệnh học

Cấu tạo cột sống con người bao gồm 33 đốt sống, được chia thành:

  • 7 đốt sống cổ (C1 – C7)
  • 12 đốt sống vùng lưng trên, ngang ngực (D1 – D12)
  • 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5)
  • 5 đốt xương cùng tại vùng chậu (S1 đến S5)
  • 4 đốt xương cụt.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải ở bất kỳ vị trí nào của cột sống (cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng hoặc xương cùng, xương cụt…). Tuy nhiên, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5, l5 s1 do đây là những đốt sống phải chịu sức ép trọng lượng cơ thể lên nhiều nhất.

 

Hiện tượng Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng xảy ra khi đĩa đệm tại các vị trí này bị tổn thương hay thoái hóa, vòng xơ bên ngoài bị mòn, khô gãy hoặc rách, từ đó khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Những nhân nhầy này chèn ép vào các rễ thần kinh, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, nhức mỏi kéo dài.

>> Tìm hiểu thêm Thoát vị đĩa đệm là gì? Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau:

  • Biểu hiện đặc trưng nhất là đau nhức vùng lưng, đau tăng lên khi người bệnh có những cử động như khom cúi người, những cử động khác vùng cột sống lưng bị hạn chế.
  • Những cơn đau âm ỉ khi đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Đau nhức ngang thắt lưng, lan xuống cả vùng mông, thậm chí cả chân

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với cơn đau nhức thông thường. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ đau âm ỉ ở vùng lưng, giảm dần khi được nghỉ ngơi. Nhưng khi bệnh chuyển biến ở giai đoạn nặng hơn, những cơn đau sẽ ngày càng dữ dội và dai dẳng, kéo dài từ lưng xuống chân, kèm theo đó là cảm giác tê bì, bỏng rát…

 

Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể dẫn đến việc một người đang khỏe mạnh bỗng bị bại liệt suốt đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Những triệu chứng của bệnh đôi khi không thực sự rõ ràng, nên người bệnh cần lưu ý khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào, cần nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để chủ động chữa trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: các đĩa đệm bị mất nước và thoái hóa theo tuổi tác, bị ngã, tai nạn, thường xuyên khiêng vác vật nặng, sinh hoạt sai tư thế… rất dễ làm cho đĩa đệm bị tổn thương, rách bao xơ, gây chèn ép vào rễ thần kinh xung quanh.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể bắt nguồn từ việc thường xuyên mang vác vật nặng quá sức

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

+ Do thoái hóa xương: Thoát vị đĩa đệm thường là hệ quả của quá trình lão hóa. Tuổi tác càng lớn khiến cho đĩa đệm dần bị mất nước, dễ bị bào mòn và tỷ lệ tổn thương càng cao.
+ Do đặc thù nghề nghiệp phải làm việc ngồi cố định một chỗ hoặc hoạt động sai tư thế trong thời gian dài. Một số động tác gây tác động mạnh đến cột sống như ưỡn hoặc cúi gập người quá mức một cách đột ngột cũng gây ảnh hưởng xấu và là tác nhân gây bệnh.
+ Chấn thương do tai nạn: Vấp ngã, va đập dập mông ảnh hưởng đến xương cùng, tai nạn khiến cho bao xơ bị nứt rách, nhân nhầy bị thoát ra.
+ Thường xuyên khiêng vác vật nặng quá sức.
+ Ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến đĩa đệm cột sống, làm cho cột sống, xương khớp không chắc khỏe.
+ Một số nguyên nhân khác: di truyền, mang thai, béo phì…

4. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh nhân cần chụp bao rễ thần kinh và chụp cắt lớp vi tính Xquang vùng cột sống thắt lưng, tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI).

hinh-anh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-mri

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trên phim chụp MRI

>> Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bởi những cơn đau nhức dữ dội, gây hạn chế vận động và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lâu dần làm mất đi khả năng vận động.
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng, nguyên nhân và mức độ của bệnh, để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Uống thuốc: để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, bệnh nhân được khuyến cáo là không nên sử dụng trong thời gian dài vì dễ gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn chức năng gan, thận, viêm loét dạ dày, suy thượng thận, loãng xương do sử dụng Corticoid.

Ngoài ra bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể uống bổ sung glucosamine, chondroitin. Các chất này giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp hay omega 3 giúp chống viêm, giảm đau do ma sát và va chạm cột sống, có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ.

  • Vật lý trị liệu: các bác sĩ thường chỉ định kết hợp điều trị với vật lý trị liệu như xoa bóp, laser, chườm nóng… để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ, phục hồi chức năng vận động.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng vùng thắt lưng: Steroid tiêm trực tiếp vào không gian ngoài màng cứng cột sống có thể giúp giảm viêm và giảm độ nhạy cảm của các sợi thần kinh với cơn đau, tạo ra ít tín hiệu đau hơn. Chỉ định trong trường hợp người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, bệnh tiến triển nặng. Điều trị tiêm thường được cân nhắc sau khi thất bại với các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác. Việc tiêm này cũng mang theo một số nguy cơ như biến chứng chảy máu, viêm nhiễm, tổn thương dây thần kinh.
  • Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Việc gánh chịu những cơn đau thường xuyên do thoát vị đĩa đệm gây ra, cộng với sự thất bại từ những phương pháp điều trị khác khiến cho người bệnh thường nghĩ ngay đến phương pháp phẫu thuật với mong muốn khỏi bệnh ngay lập tức.

Tuy nhiên, thực tế rằng quan điểm này hoàn toàn sai lầm, bởi phẫu thuật tuy có tỷ lệ thành công khá cao nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và để lại di chứng. Đáng nói là nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng không hề thấp.

Chính vì vậy, đừng vội nghĩ ngay đến việc phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Hiện nay còn có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không cần phẫu thuật, vừa đem lại hiệu quả cao, còn đảm bảo tính chặt chẽ, vững vàng của cột sống, ít gây biến chứng.

  • Hệ thống giải áp cột sống 3D D.O.C của Hoa Kỳ: là một lựa chọn tuyệt vời nhằm đưa cột sống của bạn dần dần về vị trí giải phẫu ban đầu và giảm đau hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada và một số quốc gia Châu Á trong điều trị thoát vị đĩa đệm do có nhiều lợi thế so với các phương pháp khác, như: không tiêm, không dùng thuốc, không phẫu thuật. Rất an toàn, hiệu quả cao – trên 95% bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị. 

6. Một số lưu ý trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống.

Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì người bệnh cũng cần phải hết sức lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh làm tái phát bệnh:

+ Khi cần nhấc vật nặng lên hãy ngồi xuống và nâng vật lên từ từ, không nên cúi xuống để tránh tác động xấu đến cột sống. Cần thận trọng khi thay đổi tư thế, không thay đổi tư thế đột ngột.

+ Lao động, sinh hoạt hàng ngày đúng tư thế. Không nằm nhiều, ngồi nhiều ở 1 tư thế.

+ Không sử dụng bia, rượu, các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

+ Cần thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của Bác sỹ, kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, không để cơ thể tăng cân đột ngột.

Phòng khám Thần kinh Cột sống Việt Mỹ – địa chỉ chữa Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng uy tín

Phòng khám Việt Mỹ là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic) vào việc chữa trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa… mà không cần phẫu thuật.

 

Bên cạnh đó, tại Phòng khám Thần kinh cột sống – cơ xương khớp Việt Mỹ, chúng tôi đã áp dụng công nghệ DTS – hệ thống giải áp cột sống được coi là phương pháp TỐI ƯU NHẤT trong điều trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn hiện nay.

Công nghệ Giải áp cột sống Hoa Kỳ là một trong những công nghệ hàng đầu của thế giới trong điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật và các bệnh lý cột sống, đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Châu Âu và một số quốc gia tại Châu Á với nhiều ưu điểm vượt trội, như:

  • Điều trị chính xác đĩa đệm bị thoát vị
  • Thu nhỏ đĩa đệm bị thoát vị, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh
  • Tái tạo, phục hồi đĩa đệm bị tổn thương.
  • Giúp điều chỉnh sai lệch cột sống
  • Đặc biệt an toàn, không gây biến chứng
  • Tỷ lệ thành công rất cao, trên 95%.

Qua thực tế điều trị trên nhóm bệnh lý thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại phòng khám Việt Mỹ đã ghi nhận các kết quả sau điều trị là cơn đau giảm đi nhanh chóng, đĩa đệm được phục hồi, cải thiện chức năng sinh lý và chức năng vận động.

Là một trong những địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín nhất tại Hà Nội với đội ngũ y, BS đầu ngành về điều trị thoát vị đĩa đệm đến từ Hoa Kỳ, Phòng khám Việt Mỹ luôn tự hào đem đến cho bệnh nhân những phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn cùng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện nhất.

Hãy liên hệ ngay với Việt Mỹ theo số hotline 097 184 8800 hoặc 024 6027 9800 để được tư vấn và thăm khám hoàn toàn MIỄN PHÍ

Hotline: (024) 6027 9800 – 097 184 8800
Website: https://cotsongvietmy.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/cotsongvietmy/
Địa chỉ: Tầng 5 – Số 257 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...