Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả không dùng thuốc, không phẫu thuật

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả không dùng thuốc, không phẫu thuật

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh rất thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh không những gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, có thể gây hẹp ống sống cổ, chèn ép ...
Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh rất thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh không những gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, có thể gây hẹp ống sống cổ, chèn ép tủy sống, thậm chí dẫn đến teo cơ, bại liệt nếu không chữa kịp thời.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cột sống cổ có cấu tạo bao gồm 7 đốt sống từ C1 đến C7, giữa đốt C1 và C2 không có đĩa đệm, vì vậy bệnh lý về đĩa đệm ít xảy ra ở 2 đốt sống này, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4, C5, C6, C7. Cột sống cổ là nơi thường xuyên vận động nhiều, cũng như phải chịu áp lực trọng lượng lớn nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị.
Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3, C4, C5, C6, C7
Một đĩa đệm có cấu tạo gồm nhân nhầy nằm giữa và được bao bọc bởi vòng xơ bên ngoài. Hiện tượng Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương hay thoái hóa, vòng xơ bên ngoài bị mòn, khô gãy hoặc rách, từ đó khiến cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Những nhân nhầy này chèn ép vào các rễ thần kinh tại vùng cổ, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, nhức mỏi vùng cổ, vai, gáy, có thể lan xuống cánh tay. >>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: các đĩa đệm bị mất nước và thoái hóa theo tuổi tác, bị ngã, tai nạn, khiêng vác vật nặng...  rất dễ làm cho đĩa đệm bị tổn thương, rách bao xơ, gây chèn ép vào rễ thần kinh xung quanh. 

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cổ:
+ Do đặc thù nghề nghiệp phải làm việc ngồi cố định một chỗ hoặc sai tư thế trong thời gian dài
+ Thường xuyên khiêng vác vật nặng lên cổ, vai gáy
+ Ăn uống thiếu dinh dưỡng làm cho cột sống, xương khớp không chắc khỏe
+ Nằm ngủ kê gối quá cao
+ Một số nguyên nhân khác: di truyền, chế độ ăn uống, mang thai, béo phì…

3. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể nhận biết qua những triệu chứng lâm sàng sau:
  • Cảm giác đau và nhức mỏi: các cơn đau xuất hiện thường xuyên với cường độ từ âm ỉ đến dữ dội tại vị trí cột sống cổ, sau đó lan dần sang cả khu vực vai, gáy.
  • Tê bì, yếu cơ tay: Rễ thần kinh khi bị chèn ép sẽ khiến máu khó lưu thông đến cánh tay, bàn tay gây nên các triệu chứng tê bì ở cánh tay, bàn tay và ngón tay, cảm giác râm ran như kiến cắn. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thậm chí sẽ bị yếu cơ tay, khó cầm nắm đồ vật và không nâng được các vật nặng.
  • Hạn chế vận động: Thoát vị đĩa đệm cổ lâu ngày sẽ khiến cho xương cổ bị yếu, người bệnh sẽ thấy đau khi xoay cổ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt.
  • Ảnh hưởng hệ thần kinh: rong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau hốc mắt, suy giảm trí nhớ, hay quên…
Tuy không phải bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh tiến triển không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: Hẹp ống sống cổ, hội chứng chèn ép tủy sống, teo cơ, bại liệt - mất hoàn toàn khả năng vận động.

4. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nếu được điều trị ở giai đoạn sớm, đúng phương pháp thì  bệnh có thể hồi phục đến 90% và hết các triệu chứng đau nhức. Vì vậy, người bệnh nên kịp thời đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám xương khớp uy tín thăm khám khi xuất hiện  những triệu chứng bất thường vùng cổ, vai, gáy để được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhất. Để lựa chọn được phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phù hợp, trước tiên người bệnh cần được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:  
  • Khám lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng bệnh
  • Khám cận lâm sàng: Chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT, chụp đĩa đệm…

mri-thoat-vi-dia-dem-co-viet-my-clinic

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trên phim chụp MRI

Sau khi biết rõ được mức độ thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất:
  • Uống thuốc: Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc này thường thuộc nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm Steroid (NSAID), thuốc giãn cơ (chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống).  Các loại thuốc NSAID hoặc Steroids có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch và gây ra nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, suy thận… Mặt khác, nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách dễ gây nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn thận tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống hoặc thay đổi liều lượng.
  • Tiêm giảm đau ngoài màng cứng steroids: Steroid tiêm trực tiếp vào không gian ngoài màng cứng cột sống có thể giúp giảm viêm và giảm độ nhạy cảm của các sợi thần kinh với cơn đau, tạo ra ít tín hiệu đau hơn. Chỉ định trong trường hợp người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, bệnh tiến triển nặng. Thuốc steroids có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh và giảm các triệu chứng khác. Điều trị tiêm thường được cân nhắc sau khi thất bại với các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác. Việc tiêm này cũng mang theo một số nguy cơ như biến chứng chảy máu, viêm nhiễm, tổn thường dây thần kinh.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm cổ: Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, có thể sẽ được bác sĩ cân nhắc về khả năng cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật tuy có tỷ lệ thành công khá cao nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và để lại di chứng. Đáng nói là nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng không hề thấp. 
  • Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cổ: Bên cạnh các phương pháp trên, các bác sĩ thường kết hợp điều trị với vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ, phục hồi chức năng vận động.
Phòng khám Thần kinh cột sống- cơ xương khớp Việt Mỹ là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng Hệ thống giải áp cột sống 3D D.O.C của Hoa Kỳ vào việc chữa trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa.... Ngoài ra, các thiết bị máy móc hiện đại như, máy chiếu laser thế hệ 4, sóng xung kích Shockwave, điện xung, siêu âm trị liệu sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả và rút ngắn thời gian chữa trị, phục hồi vùng mô tổn thương. Với phương châm đặt vấn đề sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, Phòng Khám Việt Mỹ không ngừng nâng cao chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, chuyên viên, cập nhật công nghệ y học mới nhất trên thế giới về Việt Nam nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát. Đĩa đệm nói chung và đĩa đệm đốt sống cổ nói riêng khi đã bị sai cấu trúc thì sẽ rất khó để khôi phục lại trạng thái ban đầu nếu như không có sự tác động, hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Chính vì vậy, bạn cần biết lắng nghe cơ thể mình để kịp thời nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh lý, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm cổ hay có bất kỳ vấn đề gì về xương khớp khác hãy liên hệ ngay với Phòng khám Việt Mỹ theo số hotline 097 184 8800 hoặc 024 6027 9800 để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ bởi các bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm!
Phòng khám Thần kinh – Cột sống Việt Mỹ
Hotline: (024) 6027 9800 – 097 184 8800
Website: https://cotsongvietmy.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/cotsongvietmy/
Địa chỉ: Tầng 5 – Số 257 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...