Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

BỆNH NHÂN HẸP ỐNG SỐNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ BỚT ĐAU?

BỆNH NHÂN HẸP ỐNG SỐNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ BỚT ĐAU?

BỆNH NHÂN HẸP ỐNG SỐNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ BỚT ĐAU? Hẹp ống sống là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, gây cho bệnh nhân nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng liên quan đến ...

BỆNH NHÂN HẸP ỐNG SỐNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ BỚT ĐAU?

Hẹp ống sống là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, gây cho bệnh nhân nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng liên quan đến chứng hẹp ống sống. Từ đó, giảm thiểu thấp nhất ảnh hưởng của bệnh lý lên cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này của hệ thống phòng khám cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ.

1.Duy trì vận động và chế độ luyện tập thường xuyên


Việc tập luyện thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nói chung và các bệnh nhân mắc bệnh lý hẹp ống sống nói riêng.
  • Tập luyện sẽ làm tăng lưu lượng máu đến lưng, mang oxy và chất dinh dưỡng cần thiết và rửa sạch các chất chuyển hóa độc hại.
  • Tập luyện sẽ tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh cột sống, giúp giảm áp lực lên cột sống và dây chằng ở lưng.
  • Tập luyện sẽ giúp duy trì sự linh hoạt, điều này sẽ giúp ngăn chặn sự cơ căng và tránh tình trạng cột sống bị cứng đờ. Từ đó, các triệu chứng của bệnh hẹp ống sống có thể được giảm bớt.
  • Tập luyện giúp duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân, béo phì có thể dẫn đến tình trạng đau lưng và đau chân ngày càng trầm trọng hơn.
  • Duy trì vận động cũng cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân. Đứng dậy và di chuyển giúp máu lưu thông tốt hơn, sản sinh endorphin (chất giảm đau tự nhiên) của cơ thể, do đó giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng đau, tê bì.
Một số bài tập tốt cho bệnh nhân mắc bệnh hẹp ống sống thường kết hợp các động tác chuyển động để tăng cường sức mạnh, sức bền và sự ổn định của các cơ. Bệnh nhân bị hẹp ống sống thường cảm thấy các động tác thực hiện ở tư thế cúi - gập người về phía trước sẽ thoải mái hơn. Các bài tập bao gồm:
  • Đạp xe
  • Liệu pháp dưới nước như bơi lội
  • Tập yoga
  • Tập dưỡng sinh, Thái cực quyền…
  • Đu xà
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách tránh các bài tập có động tác mạnh như chạy bộ, tránh các môn thể thao gây va chạm mạnh hoặc phải đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài.

2. Kiểm soát cơn đau

Một số kỹ thuật mà bệnh nhân cũng có thể áp dụng để kiểm soát cơn đau tại nhà, giúp giảm tình trạng viêm và đau hiệu quả.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng bị đau sau khi vận động là phương pháp trị liệu hẹp ống sống thắt lưng phổ biến. Mục đích của liệu pháp chườm lạnh là làm tê vùng bị ảnh hưởng, từ đó giảm đau tạm thời. Nên chườm khoảng 10 phút mỗi lần.
  • Nhiệt nóng: Làm nóng các cơ bị căng là một cách hiệu quả để giảm đau do hẹp ống sống, vì sưởi ấm làm giãn các cơ. Làm nóng khu vực bị ảnh hưởng, giúp kích thích lưu lượng máu lưu thông, thúc đẩy và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương.
  • Trị liệu cơ: Những bệnh nhân đang đối phó với chứng hẹp thắt lưng cũng có thể được trị liệu cơ ( giải phóng điểm đau và co xoắn cơ), giúp giảm tình trạng căng và co xoắn cơ. Từ đó, giảm đau nhức ở vùng cổ, thắt lưng, tay và chân. Nếu bạn bị đau nghiêm trọng, bạn nên được nhân viên y tế kiểm tra trước khi bắt đầu liệu pháp.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viên ( NSAIDS) để giảm triệu chứng đau và viêm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần rất thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này. Do có chứa nhiều thành phần không tốt cho hệ tim mạch, dạ dày, gan thận, và đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền.

3.Điều chỉnh tư thế sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng

Việc điều chỉnh tư thế sinh hoạt mọi lúc, mọi nơi không chỉ cho bệnh nhân giảm các triệu chứng đau,tê buốt do hẹp ống sống gây ra, mà còn giúp bệnh nhân ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý khác về cơ xương khớp. Điều chỉnh tư thế: Ngồi, đi lại, đứng, nằm ngủ hoặc cúi người, nhặt đồ sao cho đúng tư thế. Các bạn có thể tìm hiểu về việc điều chỉnh tư thế sinh hoạt và làm việc để bảo vệ cột sống trong bài viết trước của Việt Mỹ.

Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần hấp thụ đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau quả. Mục đích bổ sung đủ lượng canxi, vitamin các loại và dưỡng chất nhằm nuôi dưỡng hệ xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên hút thuốc và giảm thiểu thịt đỏ, các chất kích thích như caffeine và rượu. Vì những chất này làm giảm sự hấp thụ canxi vào xương, giảm quá trình tái tạo collagen và giảm quá trình tự phục hồi tổn thương của cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, giảm phản ứng viêm của cơ thể. Bên cạnh đó, đĩa đệm cột sống cũng như tất cả các bộ phận có đủ nước để suy trì sự dẻo dai, từ đó giảm triệu chứng đau do hẹp ống sống và các bệnh lý khác về cột sống, xương khớp. Trong bài viết này, Việt Mỹ đã giới thiệu những phương pháp để sống chung với bệnh lý hẹp ống sống. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Quan trọng, bệnh nhân mắc hẹp ống sống cần là đi khám, và điều trị kịp thời, đúng phương pháp để giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Vì hẹp ống sống có thể tiến triển nặng hơn.  

Tại Việt Mỹ, trang thiết bị hiện đại tiên tiến trong lĩnh vực điều trị cột sống cơ xương khớp như hệ thống giải áp cột sống 3D DOC của Hoa Kỳ, laser cường độ cao, và shockwave (sóng xung kích) từ Anh Quốc… . Bên cạnh đó, đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Nhờ vậy, hàng nghìn lượt bệnh nhân đã được điều trị thành công, và trở về với cuộc sống bình thường.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và điều trị kịp thời!

Hệ thống Phòng khám Cột sống – Xương khớp & PHCN Việt Mỹ
CS1: Tầng 5, tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 097 184 8800
CS2: Tầng 1 Toà 34T – Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 097 169 8800  

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...