Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Ba dấu hiệu cho biết bạn bị trượt hoặc phồng đĩa đệm

Ba dấu hiệu cho biết bạn bị trượt hoặc phồng đĩa đệm

Nội dung trong bài:Ba dấu hiệu cho biết bạn bị trượt hoặc phồng đĩa đệm1. Đau khi ngồi2. Đau lan đến chân (đau thần kinh tọa)3. Đau trầm trọng hơn sau các hoạt động cụ thể Ba dấu hiệu cho biết bạn bị trượt hoặc phồng đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm, chèn ...

Ba dấu hiệu cho biết bạn bị trượt hoặc phồng đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm, chèn vào dây thần kinh

Phòng đĩa đệm

Khi đĩa đệm ở vùng thắt lưng của bạn bị phồng hoặc rách, bạn có thể cảm thấy cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc chân. Dưới đây là ba dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm hoặc lồi đĩa đệm, giúp bạn xác định nguyên nhân từ cột sống thắt lưng:

1. Đau khi ngồi

Hoạt động gây áp lực rất lớn lên đĩa đệm vùng thắt lưng của bạn là ngồi. Nếu bạn bị thoát vị hoặc phồng đĩa đệm, sự gia tăng áp lực bên trong đĩa đệm có thể khiến khối phồng/lồi đĩa đệm trở nên lớn hơn, làm trầm trọng thêm cơn đau thắt lưng khi bạn ngồi. 

2. Đau lan đến chân (đau thần kinh tọa)

Các đĩa đệm ở thắt lưng của bạn thường thoát vị hoặc phình ra  phía sau  và / hoặc sang bên. Những vị trí này rất gần rễ thần kinh cột sống của bạn. Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến các rễ thần kinh này thông qua một hoặc cả hai cách sau đây:

  • Chèn ép trực tiếp: Khi phần đĩa đệm bị phồng/ lồi hoặc phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh cột sống khi chúng thoát ra khỏi ống sống.
  • Kích thích hóa học: . Khi đĩa đệm bị thoát vị, các chất kích thích mang tính axit từ bên trong đĩa đệm bị tiết ra ngoài. Những chất kích thích này có thể gây viêm và kích ứng ở vùng xung quanh rễ thần kinh.

Sau này chức năng của các rễ thần kinh bị suy yếu và bạn có thể cảm thấy đau rát kèm theo cảm giác tê bì, yếu và/hoặc ngứa ran dọc theo mặt trước và/hoặc mặt sau của đùi, chân và/hoặc bàn chân. Những triệu chứng này thường được gọi là đau thần kinh tọa. Các triệu chứng và dấu hiệu của đau thần kinh tọa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân.

Phim chụp thoát vị đĩa đệm

 

3. Đau trầm trọng hơn sau các hoạt động cụ thể

Đau thắt lưng và/hoặc đau thần kinh tọa của bạn có thể trầm trọng hơn khi bạn thực hiện một số động tác như sau:

  • Khi gập hoặc cúi người ra phía trước
  • Nâng một vật nặng
  • Đẩy hoặc kéo một vật nặng
  • Ho
  • Hắt xì

Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng thường đến nhanh. Trong hầu hết các trường hợp, không cần lý do đơn lẻ hoặc rõ ràng như một chấn thương mà cơn đau vẫn đến đột ngột.

Tình trạng bệnh lý này có thể rất đau đớn, nhưng đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng không kéo dài quá lâu. Gần 90% những người từng rất đau đớn do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng,cho biết họ không còn cảm thấy đau sau 6 tuần, ngay cả khi họ không được điều trị y khoa.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng  L5/S1 trên phim cộng hưởng từ

 

Các dấu hiệu cảnh báo và khi nào nên đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có 3 dấu hiệu  của thoát vị đĩa đệm nêu trên. Bác sĩ sẽ thăm khám và có thể đề nghị bạn thực hiện thêm các chỉ định như chụp X quang hoặc cộng hưởng từ cột sống thắt lưng (MRI) để đánh giá chính xác mức độ thoát vị, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp. Việc phát hiện và điều trị sớm thoát vị giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn, tỷ lệ thành công cao hơn.

Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc kiểm soát đại tiện, tiểu tiện, cảm giác tê bên trong đùi và vùng sinh dục và / hoặc các vấn đề khi bắt đầu đi tiểu, hãy đến thăm khám ​​bác sĩ ngay lập tức.  Những triệu chứng và dấu hiệu này có thể cho thấy hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina syndrome), một bệnh lý cấp tính nghiêm trọng có thể xảy ra với một số trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Phòng khám cột sống, xương khớp Việt Mỹ được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại hàng đầu của Mỹ và Châu Âu trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh cột sống, xương khớp. Các thiết bị, như sóng xung kích (shockwave), Laser cường độ cao và đặc biệt là hệ thông giải áp cột sống của Hoa kỳ – điều trị thoát vị không phải phẫu thuật. Kỹ thuật này đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân ở Hà Nội và các tỉnh khỏi thoát vị đĩa đệm mà không phải phẫu thuật.

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...