Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

13 nguyên nhân gây đau Vai mà 90% dân số không biết...

13 nguyên nhân gây đau Vai mà 90% dân số không biết...

Nội dung trong bài:13 nguyên nhân đau Vai 90% dân số không biết1. Hội chứng chén ép khoang dưới mỏm cùng vai (Shoulder impingment syndrome)2. Rách gân cơ chóp xoay (Rotator Cuff Tear)3. Đông cứng khớp vai (Frozen Shoulder)4. Rách sụn viền ổ chảo (Glenoid Labrum Tear)5. Viêm gân cơ trên ...

13 nguyên nhân đau Vai 90% dân số không biết

Đau vai gây ra hàng loạt vấn đề, ảnh hưởng đến khoảng 70% số người vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Khớp vai là khớp di động nhiều nhất trong toàn bộ cơ thể – chỉ cần nghĩ về những hoạt động bạn có thể thực hiện với cánh tay so với chân. Để thực hiện được các hoạt động hàng ngày cần phải có đủ sức mạnh và sự ổn định để cho phép tất cả các cử động vai và cánh tay mà không bị đau và chấn thương.

Đau vai có thể đến đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian, có liên quan đến một chấn thương cụ thể hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các nguyên nhân đau vai phổ biến nhất, cách chúng phát triển, các triệu chứng điển hình và sau đó xem xét cách điều trị chúng.

Những nguyên nhân phổ biến nhất của đau vai là do:
Mô mềm: cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, bao khớp và sụn viền, ví dụ: hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai và viêm bao hoạt dịch
Xương: gãy xương, mòn và rách hoặc gai xương
Thần kinh: Các vấn đề ở hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại vi
Da: vd. mụn
Đau liên quan: đau từ một cấu trúc gần đó, ví dụ: đau cổ

1. Hội chứng chén ép khoang dưới mỏm cùng vai (Shoulder impingment syndrome)

Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là tình trạng các cấu trúc trong khoang dưới mỏm cùng vai (bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, gân cơ chóp xoay mà chủ yếu là gân cơ trên gai) bị ép giữa đầu trên xương cánh tay và mỏm cùng vai. Khi cánh tay chuyển động, các cấu trúc này sẽ bị cọ sát với mỏm cùng vai và dây chằng cùng – quạ, quá trình này lặp đi lặp lại gây ra các tổn thương cho các cấu trúc, ban đầu là thiểu dưỡng rồi tiếp đến là viêm, thoái hóa, hoại tử và xơ hóa, có thể dẫn đến rách đứt bán phần hoặc rách đứt hoàn toàn gân cơ trên gai (rách bệnh lý không phải do chấn thương).

Nguyên nhân: giảm không gian trong khoang dưới mỏm cùng vai
Triệu chứng: Đau nhói, nặng hơn khi đưa tay quá đầu hoặc ra sau lưng, mất ngủ vì đau, cử động cánh tay bị hạn chế.

2. Rách gân cơ chóp xoay (Rotator Cuff Tear)

Chóp xoay (Rotator cuff) là nhóm gồm 4 cơ của khớp vai đó là: cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé. Các cơ này có tác dụng giữ vững khớp vai, không cho trật khớp và giúp vận động khớp vai. Chóp xoay khớp vai dễ bị viêm và rách do khớp vai được sử dụng nhiều và hay bị chấn thương. Chóp xoay có thể bị rách ở bất kỳ vị trí nào nhưng hay gặp nhất là rách gân cơ trên gai (Hình 2).

 

Hình 2: Rách chóp xoay

Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân chính
– Do chấn thương: Hay gặp do chấn thương thể thao nhất là những môn thể thao đòi hỏi dạng vai, đưa tay qua đầu, lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài ra có thể do ngã, do tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
– Do thoái hóa: Thoái hóa gân cơ chóp xoay, viêm gân cơ chóp xoay lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến rách chóp xoay. Tiêm Corticoid không đúng cách hoặc lạm dụng tiêm Corticoid cũng làm tăng nguy cơ rách chóp xoay. 
Triệu chứng: triệu chứng đầu tiên là đau ở vùng vai: cơn đau có đặc điểm lan lên cổ, lan xuống cánh tay.
Viêm gân cơ chóp xoay thường đau vào ban đêm, đau khi nằm nghiêng sang bên tổn thương. Bệnh lâu ngày dẫn đến rách chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn.
– Bệnh nhân có cảm giác yếu cánh tay, khó thực hiện các động tác như chải đầu, mặc áo, đưa tay ra phía sau đầu.
– Khi rách chóp xoay nặng, bệnh nhân không thể giơ tay lên đầu được hoặc khi giơ tay lên đầu được nhưng khi hạ xuống sẽ rơi tay đột ngột (Nghiệm pháp rơi cánh tay). 

3. Đông cứng khớp vai (Frozen Shoulder)

Là tình trạng viêm dày và dính toàn bộ bao khớp của khớp vai, làm đau và hạn chế vận động mọi hướng của khớp. Bệnh không có tiền sử chấn thương, thường gặp người trên 50 tuổi.
Nguyên nhân: Chấn thương vai, sau phẫu thuật, các tình trạng y tế khác nhau, tuổi tác, giới tính.
Triệu chứng: đau và cứng vai, cử động và chức năng vai bị hạn chế nghiêm trọng

4. Rách sụn viền ổ chảo (Glenoid Labrum Tear)

Sụn viền là một vòng sụn nối tạo vành quanh khớp làm sâu thêm ổ chảo khớp vai- nơi chỏm xương vai tiếp xúc.
Nguyên nhân: thường do động tác ném, đẩy với cánh tay dạng cao quá đầu hoặc nâng kéo vật nặng dưới tầm khớp vai (xoay ngoài ), hoặc ngã trong tư thế với tay.
Triệu chứng: bao gồm đau ở khớp vai mà không định vị được điểm đau rõ rệt.

5. Viêm gân cơ trên vai (Supraspinatus Tendonitis)

Viêm gân cơ ở khớp vai thường gặp ở bệnh nhân từ 40 đến 60 tuổi và những người sử dụng khớp vai với cường độ cao, lặp lại nhiều lần như các vận động viên cầu lông, tennis, bơi lội hoặc những người hoạt động sai tư thế gây áp lực lớn lên khớp vai.
Triệu chứng: đau khi dạng tay trong phạm vị góc từ 60-1200 , yếu vai và cánh tay, cơn đau về đêm đặc biệt là khi nằm nghiêng về phía bị ảnh hưởng.

6. Viêm gân cơ nhị đầu (Biceps Tendinitis)

Viêm hoặc thoái hóa một trong các gân của cơ nhị đầu.
Nguyên nhân: Khi tuổi càng lớn, gân trong cơ thể chúng ta dần yếu đi do hao mòn theo thời gian. Tình trạng thoái hóa này có thể trở nên tồi tệ hơn khi các chuyển động vai lặp đi lặp lại hàng ngày. Trong y học gọi là các vi chấn thương lặp đi lặp lại…
Viêm gân nhị đầu thường gặp ở những người chơi thể thao, đặc biệt là những môn thể thao cử động quay tay qua đầu nhiều như bơi lội, tennis, cầu lông, bóng ném, bóng rổ…; những người lao động, thường xuyên khuân vác nặng…

Triệu chứng: thường gặp là đau liên tục, dữ dội, khu trú ở vùng phía trước vai bên trên rãnh nhị đầu, cảm giác mắc kẹt, cứng khớp vai và có thể đi kèm với cơn đau.

 

7. Viêm bao hoạt dịch khớp vai (Shoulder bursitis)

Viêm bao hoạt dịch (túi nhỏ chứa đầy chất lỏng xung quanh vai)
Nguyên nhân: các hoạt động giơ tay quá đầu lặp đi lặp lại, ngã, va chạm…

Triệu chứng: Đau nhức vai, nặng hơn khi cử động cánh tay, hạn chế cử động cánh tay, yếu, mỏi tay.

8. Viêm bao hoạt dịch khớp bả vai và lồng ngực (Subscapular Bursitis)


Nguyên nhân: Tư thế xấu, hoạt động quá sức, xương bất thường, suy nhược, chấn thương
Các triệu chứng: Tiếng lạo xạo ở bả vai khi cử động cánh tay, đau nhức liên tục, nổi cục trên xương bả vai

 

9. Gãy đầu xương cánh tay (Shoulder Fracture)

 

Nguyên nhân: Bị ngã, va đập trực tiếp vào cánh tay/vai trên, thoái hóa, loãng xương.
Các triệu chứng: Biến dạng rõ ràng, cử động cánh tay/vai bị hạn chế, sưng và bầm tím, thay đổi cảm giác.

 

 

 

 

 

 

10. Gãy xương đòn (clavicle fracture)


Nguyên nhân: Ngã vào một bên vai hoặc bàn tay dang ra, va chạm trực tiếp vào xương đòn, xoắn cánh tay mạnh.
Các triệu chứng: Đau buốt ngay lập tức, biến dạng, tê và ngứa ran ở cánh tay và bàn tay, hạn chế cử động vai.

11. Hội chứng đám rối cánh tay (Brachial neuritis)


Viêm các dây thần kinh tại đám rối cánh tay
Nguyên nhân: Gien, nhiễm trùng, bệnh toàn thân, tiêm chủng, chấn thương, phẫu thuật
Triệu chứng: Đau khởi phát nhanh, thường vào ban đêm, tiến triển thành yếu, thay đổi cảm giác và liệt.

12. Hội chứng tay không nghỉ (Restless arm syndrome)

 

Vấn đề ở hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác/cử động bất thường ở cánh tay.
Nguyên nhân: Di truyền, Mất cân bằng Dopamine, bệnh lý khác như Parkinson & bệnh thận, mang thai.
Các triệu chứng: chuyển động cánh tay đột ngột, giật, không kiểm soát được, tồi tệ hơn vào buổi tối hoặc khi thư giãn, thay đổi cảm giác.

 

 

 

 

13. Trứng cá ở vai (shoulder acne)


Các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn, kích ứng, dẫn đến các đốm hoặc tổn thương quanh vai.
Nguyên nhân: Tiết dầu quá mức, ma sát da, dư thừa chất sừng, phản ứng dị ứng.
Các triệu chứng: mụn đầu nhỏ màu trắng hoặc đen đến các nốt đầy mủ trên vai, cánh tay và lưng.

Các tin khác

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

CHI PHÍ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ BAO NHIÊU? MỔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cô Bùi Lan Chi 57 tuổi ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Tôi bị đau ...

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm bằng Sóng cao tần không?

Anh Nguyễn Văn Phương 45 tuổi ở Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội có câu hỏi: Hiện nay nhiều ...

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

Phồng (lồi) đĩa đệm L4L5 là gì? Có nguy hiểm không?

PHỒNG (LỒI) ĐĨA ĐỆM L4L5 LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Phồng ( lồi) đĩa đệm đặc biệt L4L5 là tổn ...

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!

Nội dung trong bài:9 Thói quen xấu gây hại cho cột sống, cơ xương khớp!1. Bẻ tay, vặn lưng và cổ ...

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0!

11 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN KHI SỐNG CÙNG F0! 1.KHÔNG TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI F0 – ...

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ!

CO THẮT CƠ: CÁCH XỬ LÝ! Co thắt cơ (chuột rút) là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống. Hiện ...

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG!

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐAU LƯNG! Đau lưng là biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh lý phức tạp ...

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19!

BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP Ở BỆNH NHÂN F0 VÀ HẬU COVID 19! Hiện nay, dịch Covid 19 đang bùng phát ở ...