Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Nội dung trong bài:1. Thoái hóa khớp gối là gì?2. Nguyên nhân3. Các yếu tố nguy cơ4. Triệu chứng5. Giai đoạn thoái hóa khớp gối6. Chẩn đoán7. Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán.8. Điều trị Thoái hóa khớp gốiNội khoaVật lý trị liệuNgoại khoa9. Phòng bệnh Thoái hóa khớp ...

Thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm, nguy hiểm và có thể dẫn đến tàn phế. Có đến 80% người thoái hóa khớp bị hạn chế vận động, 20% không thể làm các công việc thường ngày. Ở Việt Nam, tỉ lệ thoái hóa khớp gối chiếm 56,5%. Thoái hóa khớp gối thường ảnh hưởng ở người trên 40 tuổi. 

thoat-hoa-khop-goi-viet-my-1

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Điều này dẫn đến đau và giảm chức năng vận động. . Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.

2. Nguyên nhân

Theo nguyên nhân chia hai loại: thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát

Thoái hoá khớp nguyên phát

Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 50 tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.

Thoái hoá khớp thứ phát

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch…); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài ; Khớp gối quay vào trong ; Khớp gối quá duỗi  hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, bệnh gút, chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…)

3. Các yếu tố nguy cơ

  • Thừa cân
  • Khớp có biên độ lớn bất thường
  • Thể thao với tải trọng lớn, như cử tạ
  • Lặp đi lặp lại uốn cong đầu gối
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Chấn thương khớp
  • Có thời gian bất động
  • Yếu tố gia đình

thoai-hoa-khop-goi-viet-my

Khớp gối bình thường và khớp gối bị thoái hóa

4. Triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng của Thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi tùy theo từng người bệnh. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm đau, cứng khớp và hạn chế vận động.

  • Đau: là biểu hiện sớm và chủ yếu của Thoái hóa khớp. Đau xuất hiện ở vị trí khớp bị tổn thương, đau tăng lên khi vận động như đi bộ xa, mang vác vật năng và giảm khi nghỉ. Đau ít xuất hiện ban đêm ngoại trừ thoái hóa khớp đang tiến triển và có viêm màng hoạt dịch đi kèm.
  • Cứng khớp: thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc thời gian ngừng vận động. Cứng khớp thường ngắn dưới 30 phút. Khi cứng khớp kéo dài cần loại trừ các bệnh lý viêm khớp.
  • Hạn chế vận động: thể hiện bằng sự khó khăn trong vận động sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa khớp gối gây khó quỳ hoặc ngồi xổm…Hạn chế vận động là do do đau, tình trạng hẹp khe khớp, giảm trương lực cơ hoặc do tình trạng không ổn định của khớp.

5. Giai đoạn thoái hóa khớp gối

Giai đoạn 0: Khớp gối hoàn toàn bình thường

Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này có sự phát triển của các gai xương rất nhỏ và không có bất kỳ đau đớn hoặc khó chịu.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn mà mọi người sẽ gặp các triệu chứng lần đầu tiên. Họ sẽ bị đau sau một ngày dài đi bộ và sẽ cảm thấy cứng khớp nhiều hơn. . Đây là một giai đoạn nhẹ của tình trạng bệnh, chụp X quang có thể thấy các gai xương nhưng cấu trúc của sụn ​​vẫn bình thường.

Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 được coi là viêm khớp vừa phải. Những người ở giai đoạn này sẽ trải qua một cơn đau thường xuyên trong quá trình di chuyển. Cứng khớp cũng sẽ có mặt nhiều hơn, đặc biệt là sau khi ngồi trong thời gian dài và vào buổi sáng. Sụn ​​giữa xương cho thấy tổn thương rõ ràng và có dấu hiệu hẹp khe khớp.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của viêm khớp. Không gian khớp giữa xương sẽ giảm đáng kể, sụn sẽ gần như biến mất hoàn toàn và dịch khớp sẽ bị giảm. Đó là lý do tại sao mọi người sẽ trải qua rất nhiều đau đớn và khó chịu trong khi đi bộ hoặc di chuyển khớp.

6. Chẩn đoán

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology).

− Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).

− Dịch khớp là dịch thoái hoá.

− Tuổi trên 38.

− Cứng khớp dưới 30 phút.

− Các dấu hiệu khác:

+ Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.

+ Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Thoai-hoa-khop-goi-viet-my-2

Hẹp khe khớp trên Film X quang

7. Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán.

+ Xquang qui ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:

Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.

+ Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian ba chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

+ Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.

Các xét nghiệm khác

+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường.
+ Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3

8. Điều trị Thoái hóa khớp gối

  • Nội khoa

Thuốc giảm đau: Paracetamol 1g -2g/ ngày.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Thuốc bôi ngoài da: bôi tại khớp đau 2-3 lần/ ngày. Các loại gel như: Voltaren Emugel

+  Corticosteroid: Không có chỉ định cho đường toàn thân.

+  Đường tiêm nội khớp: Hydrocortison acetat, Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate, Acid hyaluronic (AH)

  • Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là sự lựa chọn đầu tiên cho Thoái hóa khớp gối, đặc biệt khi thoái hóa ở giai đoạn nhẹ và trung bình.

Vật lý trị liệu sử dụng các kỹ thuật như: trị liệu bằng tay, massge, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, Laser… Theo nhiều nghiên cứu gần đây của Hội xương khớp Hoa kỳ vật lý trị liệu giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật thay khớp gối.

  • Ngoại khoa

+ Điều trị dưới nội soi khớp: Cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo xương, Cấy ghép tế bào sụn

+ Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: được chỉ định ở giai đoạn nặng, có giảm nhiều chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Thay khớp gối một phần hay toàn bộ khớp.

Đọc thêm: Điều trị khớp gối hiệu quả vượt trội

9. Phòng bệnh

Cho đến nay chưa có giải pháp nào được chứng minh có tác dụng phòng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên có một số biện pháp được áp dụng nhằm hạn chế sự xuất hiện và nặng lên của bệnh.

  • Giảm cân: có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của thoái hóa khớp.
  • Do các chấn thương khớp gối gây thoái hóa khớp thứ phát nên cần tránh các chấn thương khớp gối.

Liên hệ với phòng khám Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp Việt Mỹ để được tư vấn và điều trị hiệu quả. Hotline 097 184 8800 hoặc 024 6027 9800. Địa chỉ: tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

 

 

Các tin khác

CHỮA THOÁI HÓA KHỚP GỐI HIỆU QUẢ TẠI HÀ NỘI

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh lý phổ biến nhưng tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng lớn tới ...

MÁCH BẠN 5 CÁCH PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI HIỆU QUẢ!

MÁCH BẠN 5 CÁCH PHÒNG TRÁNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI HIỆU QUẢ!

Hiện nay, thống kê cho thấy có khoảng 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi bị thoái ...

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Bên cạnh chế độ luyện tập và sinh hoạt khoa học, thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần cải thiện ...