Tầng 5, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

{}

ĐỘT QUỴ - KẺ THÙ NGUY HIỂM BẤT NGỜ CỦA SỨC KHỎE!

ĐỘT QUỴ - KẺ THÙ NGUY HIỂM BẤT NGỜ CỦA SỨC KHỎE!

ĐỘT QUỴ - KẺ THÙ NGUY HIỂM BẤT NGỜ CỦA SỨC KHỎE! Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý khi mạch máu não bị tổn thương nghiêm trọng, để lại cho bệnh nhân rất nhiều di chứng về sau. Đa phần, bệnh nhân sẽ ...

ĐỘT QUỴ - KẺ THÙ NGUY HIỂM BẤT NGỜ CỦA SỨC KHỎE!

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý khi mạch máu não bị tổn thương nghiêm trọng, để lại cho bệnh nhân rất nhiều di chứng về sau. Đa phần, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng liệt, khó khăn trong vận động, mất khả năng ngôn ngữ hoặc những chức năng cơ bản của cơ thể như nhai, nuốt. Vậy đột quỵ là gì, nguyên nhân và những dấu hiệu nào cảnh báo đột quỵ? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của hệ thống phòng khám cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ.

1.Đột quỵ là tình trạng bệnh lý như thế nào?

Đột quỵ ( tai biến mạch máu não) xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn và vỡ. Tình trạng này khiến máu và oxy cung cấp cho một phần nào đó của não bộ bị ngưng trệ đột ngột, dẫn đến dẫn đến tế bào não vùng đó thiếu oxy, sẽ chết sau vài phút. Hậu quả, bệnh nhân có thể bị hôn mê, liệt, thậm chí tử vong tùy thuộc vào diện tích não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương não bộ.

2.Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ được chia thành 2 nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân do bệnh lý

2.1 Nhóm nguyên nhân khách quan:

  • Do tuổi tác: Tuy ai cũng thể bị đột quỵ. Tuy nhiên tình trạng đột quỵ gặp nhiều hơn ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. ( Từ sau 55 tuổi, cứ sau 10 năm nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp đôi)
  • Giới tính: Theo thống kê, nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị đột quỵ, thì người thân có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người khác.

2.2 Do bệnh lý:

  • Người có tiển sử mắc các bệnh mãn tính như: Cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường... có nguy cơ đột quỵ cao hơn
  • Nồng độ chrosterol trong máu cao mà mạch máu bị hẹp, gây khó khăn cho máu lưu thông.
  • Hút thuốc: Những người có thói quen hút thuốc, có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với các đối tượng khác. Nguyên nhân là do hút thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch.
  • Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh cũng khiến nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

3. Dấu hiệu và cách xử trí khi bị đột qụy.


Như đã đề cập ở trên, đột quỵ gây nên những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đẻ phòng tránh những di chứng nguy hiểm của đột quỵ. Việc phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn là điều vô cùng quan trọng. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng đột quỵ? Tùy vào tình trạng thể chất của mỗi người, mà bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu điển hình sau đây:
  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
          Ngoài ra, trước khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể có 1 số dấu hiệu sau, nhưng chỉ là thoáng qua, nên có thể dễ bị bỏ qua: Cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xảy ra, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.      Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta nên lắng nghe những phản hồi của cơ thể, và khi phát hiện các dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất, cần đi thăm khám ngay để phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng của đột quỵ.
Phương pháp điều trị sau đột quỵ sẽ được gửi tới quý bạn đọc trong bài viết tiếp theo của Việt Mỹ!
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn hoặc biết thêm thông tin chi tiết!
Hệ thống phòng khám cột sống, xương khớp & PHCN Việt Mỹ
- Cơ sở 1: Tầng 5, Tòa nhà Hòa Phát, số 257 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Tầng 1 Toà 34T - Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 097 184 8800 - 097 169 8800

Các tin khác

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! Tai biến mạch máu não hay còn gọi là ...

TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO ĐỘT QUỴ

TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO ĐỘT QUỴ

Nội dung trong bài:TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO ĐỘT QUỴ1. Các biến chứng nguy hiểm ...

Phục hồi chức năng sau tai biến tại phòng khám Việt Mỹ

Phục hồi chức năng sau tai biến tại phòng khám Việt Mỹ

Theo các nghiên cứu thì 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não sống sót bị để lại di chứng. Trong ...